»

Thứ tư, 22/01/2025, 00:06:47 AM (GMT+7)

Tháo dỡ các điểm nuôi hàu gây ô nhiễm môi trường ở Lăng Cô trước 15/9

(16:36:30 PM 12/09/2014)
(Tin Môi Trường) - Trước ngày 15/9 là thời điểm gia hạn lần thứ 2 cho các hộ dân tháo dỡ các điểm nuôi hàu gây ô nhiễm môi trường trên đầm Lập An - Lăng Cô (tỉnh Thừa Thiên - Huế), thay cho thời điểm đề ra trước đó là 15/8. Nếu đến thời hạn trên, các hộ không chấp hành, UBND thị trấn Lăng Cô sẽ tổ chức cưỡng chế, tháo dỡ toàn bộ các cọc nuôi hàu trên đầm Lập An.


Nuôi hàu bằng lốp xe cũ gây ô nhiễm môi trường và mất cảnh quanh ở đầm Lập An - Lăng Cô- Ảnh: IE


Phương án tháo dỡ, hỗ trợ các hộ dân sắp xếp lại cọc nuôi hàu trên đầm Lập An có tổng vốn đầu tư 1.278 triệu đồng, do UBND huyện Phú Lộc cấp. Việc tháo dỡ được tiến hành từ vùng mũi Rạng Đình, đến mũi Cửa Khẩu, vịnh Loan Lý, An Cư Tân, An Cư Đông, Mũi Chùa, An Cư Tây; sắp xếp lại các cọc nuôi tính từ mũi Đình Rạng đến Hói Dừa sau đó phân cụm hoặc phân thành nhóm để sản xuất chung theo tiêu chí: vùng nuôi có độ sâu trung bình 2m, cách bờ từ 50m và phát triển ra tối đa không quá 200 m; mỗi cụm có quy mô 200 - 400m2 và cụm cách cụm tối thiếu 15 - 20m; trong vùng nuôi phải để luồng lạch đi lại cho tàu thuyền ra vào bờ tối thiểu từ 50m trở lên; đồng thời không bố trí để nuôi ở những vùng có khe suối nước ngọt, nước thải và các vùng trao đổi nước kém có năng suất sản lượng thấp.

Lăng Cô là một trong những vịnh đẹp nhất thế giới, ở đây có đầm Lập An rộng 1.600 ha nép mình bên dãy Trường Sơn kéo dài ra tận biển, tạo thành bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp. Đầm Lập An vì thế cũng là nơi giúp cho nhiều người dân trong vùng ổn định cuộc sống bằng nghề nuôi trồng thủy sản, trong đó có nghề nuôi hàu. Ban đầu, người dân nơi đây chỉ cắm cọc tre, cọc gỗ xuống đầm để hàu đeo bám, sinh sôi. Có gia đình cắm 500 cọc tre ở đầm là thu được bình quân khoảng 4 tấn hàu/năm, mang lại nguồn lợi nhuận từ 40-50 triệu đồng trong khi chi phí bỏ ra không đáng kể. Từ hiệu quả đó, bà con trong vùng đều chiếm dụng mặt nước trên đầm Lập An để nuôi hàu song tất cả đều theo lối mạnh ai nấy làm, không có quy hoạch rõ ràng và quản lý từ chính quyền địa phương.

Điều đáng nói là trong vài năm trở lại đây, người dân tự nghĩ ra cách sử dụng lốp xe cao su phế thải để nuôi hàu. Cao su hàu không ăn được, lại ít hư hỏng hoặc bị bào mòn trong môi trường nước nên nhiều người đều dùng lốp xe cũ để nuôi hàu (thay cho cọc tre, cọc gỗ vì khi cắm xuống nước mau hư, không giữ được lâu).

Thống kê đến thời điểm này, trên đầm Lập An có 244 hộ sử dụng hơn 1.007.150 lốp xe cũ để nuôi hàu lốp; trong khi nuôi theo kiểu truyền thống (ít ảnh hưởng đến môi trường) chiếm tỉ lệ rất nhỏ, chỉ còn 142.440 cọc tre, gỗ. Chính việc sử dụng lốp xe cũ tràn lan là tác nhân gây ô nhiễm môi trường, làm cho hàu nuôi có lúc chết hàng loạt, sản lượng hàu nuôi trên đầm Lập An vì thế đã giảm hơn 50% so với trước...

Quốc Việt
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tháo dỡ các điểm nuôi hàu gây ô nhiễm môi trường ở Lăng Cô trước 15/9

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI