Môi trường » Bảo vệ môi trường
Thanh Hóa:Khai thác quặng sắt đội lốt thăm dò
(07:37:32 AM 19/02/2014)Tại xã Bát Mọt, vùng cao biên giới của huyện Thường Xuân (Thanh Hóa) giáp với Lào đang bị một công ty huy động hàng chục xe cơ giới vào đào núi, mở đường khai thác quặng sắt khi chưa được chính quyền cho phép.
“Cuộc sống của người dân đảo lộn: Nguồn nước sinh hoạt ngả màu vàng úa, núi rừng bị cày xới, đất canh tác bị thu hẹp, tiếng ồn suốt ngày đêm. Trời mưa thì lầy lội không thể nào đi lại được, trời nắng thì bụi mù trời, nhà dân dưới chân núi này có thể bị vùi lấp bất kể khi nào nhưng chẳng biết kêu ai” - một người dân nói.
“Rút ruột” quặng sắt (!?)
Chúng tôi ngược dốc, đèo cách TP Thanh Hóa hơn 130 km về hướng tây đến xã Bát Mọt theo sự chỉ dẫn của một cán bộ huyện Thường Xuân. Vị cán bộ này nói: Bát Mọt đang là điểm nóng về khai thác quặng sắt trái phép và phải giả làm khách du lịch nếu muốn yên thân.
Giả làm khách “phượt”, chúng tôi tiếp cận nơi này để tận mắt chứng kiến cảnh cày nát núi rừng để lấy quặng.
Công ty mở đường ngược núi khai thác quặng dưới danh nghĩa khảo sát, thăm dò. Ảnh: Đ.TRUNG
Dọc tỉnh lộ 507 từ thị trấn Thường Xuân đi Bát Mọt đến làng Chiềng, chúng tôi dễ dàng nhận thấy không ít những điểm có chứa quặng đã bị xới tung, khoét sâu vào lòng núi nham nhở. Chưa dừng lại, để tận dụng dưới hình thức thăm dò, họ thậm chí đã mở đường vượt núi đi sâu vào phía bên trong để khai thác quặng. Tại khu vực núi bản Chiềng, từ lề đường tỉnh lộ 507 “đoàn quân” thăm dò quặng sắt đã mở sâu vào cả trăm mét và số lượng đá có chứa quặng sắt rơi vãi lung tung.
Ông Vi Văn T. ở làng Chiềng dùng tay đập những tảng quặng lớn rồi giải thích: “Ở đây quặng nhiều lắm, chỉ cách mặt đất hai gang tay đã gặp quặng. Tôi chỉ đào để chôn các trụ nhà sàn cũng gặp quặng. Chỉ tay về dãy núi thuộc bản Chiềng, ông nói: “Khai thác quặng sắt đấy! Người ta đem vào 13 xe ô tô trên 30 tấn, năm cái máy múc làm cả ngày cả đêm không ngừng nghỉ. Chính quyền có xuống nhưng sau đó thì vẫn cứ khai thác. Khai thác quặng sắt đã diễn ra nhiều tháng nay nhưng chính quyền định không có biện pháp ngăn chặn”.
Theo một người dân, họ khai thác rầm rộ nhất là vào khoảng hai tháng cuối năm 2013. Sau một thời gian khai thác, nhiều khu đồi vốn tràn ngập cây xanh đã trở nên xơ xác, nham nhở. “173 hộ dân ở làng Chiềng đã có ý kiến, phản ánh về tình trạng khai thác quặng sắt nhưng không được đáp lại. Kêu không thấu thì đành phải chịu” - ông T. nói.
“Chiêu trò” thăm dò
Theo tìm hiểu của chúng tôi, trước đó tỉnh Thanh Hóa không đồng ý cho Công ty Cổ phần Gang thép Thanh Hóa thăm dò mỏ sắt ở làng Cạn, làng Chiềng, làng Fóng, xã Bát Mọt. Đến ngày 24-10-2013, công ty trên tiếp tục có công văn xin cấp phép khai thác quặng sắt tại xã Bát Mọt để cung cấp nguyên liệu cho nhà máy của công ty đóng trên địa bàn huyện Như Thanh. Đầu tháng 11-2013, tỉnh Thanh Hóa có công văn đồng ý về mặt chủ trương, cho phép công ty được lập hồ sơ, xin giấy phép khai thác tận thu quặng sắt tại xã Bát Mọt. Đồng thời, yêu cầu công ty tiến hành thăm dò, đánh giá trữ lượng khoáng sản trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. “UBND tỉnh Thanh Hóa đồng ý về mặt chủ trương cho thăm dò, hướng dẫn đơn vị liên quan, tham mưu, đề xuất UBND tỉnh thủ tục hồ sơ theo quy định để đề nghị Bộ TN&MT khoanh định điểm mỏ trên” - công văn nêu.
Mặc dù tỉnh Thanh Hóa chỉ mới đồng ý về mặt chủ trương cho thăm dò nhưng núi rừng ở đây bị xới tung để lấy quặng dưới danh nghĩa là thăm dò, đánh giá trữ lượng. Một lãnh đạo UBND huyện Thường Xuân nói: “Ngay sau khi phát hiện những dấu hiệu khai thác quặng trái phép, UBND huyện đã có ý kiến gửi UBND tỉnh Thanh Hóa. Đồng thời, trực tiếp báo cho chủ tịch, phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cho dừng ngay việc khai thác quặng tại xã Bát Mọt. Công ty chưa có giấy phép khai thác nhưng lại sử dụng máy móc vào khai thác quặng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đất rừng, làm biến dạng đất đai, vùi lấp đất canh tác, đất ở của nhân dân…” - vị này nói.
Về phản ánh của người dân là việc khai thác quặng diễn ra nhiều tháng, huyện không biết, vị lãnh đạo này nói: “Việc này rất khó nói! Nhưng khi biết, chúng tôi đã đề nghị cho dừng lại”.
Hiện tỉnh mới chỉ đồng ý về mặt chủ trương để đơn vị khai thác lập hồ sơ để tỉnh đề nghị Bộ TN&MT khoanh vùng khai thác. Nếu là điểm nhỏ lẻ sẽ do tỉnh cấp phép, nếu không thể khoanh vùng thì do Bộ cấp phép. Việc đào bới của đơn vị thăm dò là sai nên tỉnh đã cho dừng mọi hoạt động tại đây.
Ông NGUYỄN ĐỨC QUYỀN,Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
- Chủ tịch tỉnh Bình Định chỉ đạo điều tra vụ chặt phá gần 6ha rừng tự nhiên
- Tổ chức WWF đề xuất lộ trình giảm túi ni-lông trong siêu thị, trung tâm thương mại tại Đà Nẵng, Phú Yên
- Đà Nẵng đề xuất chuyển 43,79 ha rừng trồng để Sun Group làm dự án khu biệt thự sinh thái
- Vi phạm khai thác khoáng sản, Công ty TNHH Phú Điền bị phạt 238 triệu đồng
- Phát động Chương trình "Rừng Xanh Lên" năm 2024 phục hồi 25 ha rừng nối giữa Hòa Bình và Sơn La.
- Lâm Đồng yêu cầu điều tra vụ đầu độc thông trên đất rừng giao cho Công ty Cổ phần Hà Phong quản lý.
- TPHCM yêu cầu các sở cung cấp hồ sơ dự án cây xanh cho Bộ Công an
- Cần hạn chế đốn hạ cây xanh khi xây dựng các công trình
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
(Tin Môi Trường) - Thành phố Đồng Xoài treo thưởng tiền cho người nào tìm, cung cấp thông tin xác định thủ phạm gây ra mùi hôi thời gian qua.
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.