»

Chủ nhật, 24/11/2024, 23:59:35 PM (GMT+7)

Thanh Hóa: Doanh nghiệp Liên Doanh lấy đất đắp đê mang bán

(07:32:20 AM 29/07/2014)
(Tin Môi Trường) - Không chỉ lấy đất đắp đê đem...bán, khi bị phát hiện, chủ doanh nghiệp này cho rằng Chủ tịch tỉnh còn lợi dụng để kiếm lợi, thì nói gì đến dân...?



Hàng ngày có khoảng 20 - 30 chuyến xe của doanh nghiệp Liên Doanh vận chuyển, bán đất  trái phép


Bán đất vô tội vạ

Đơn phản ánh từ nhiều hộ dân tại huyện Hà Trung về việc chủ doanh nghiệp Liên Doanh (có trụ sở tại huyện Nga Sơn) khai thác, vận chuyển bán đất trái phép. Theo đó, thay bằng việc khai thác đất theo quy định để phục vụ dự án đê điều, doanh nghiệp này lại vận chuyển đất đắp đê, bán cho đơn vị thực hiện dự án khác.

Theo đó, vị trí mà doanh nghiệp này đang khai thác và bán trái phép thuộc đồi Phú Nham, điểm tiếp giáp giữa xã Hà Bình, Hà Ninh (Hà Trung, Thanh Hóa). Tại đây, hàng ngày có hàng chục chiếc xe vận tải cỡ lớn của doanh nghiệp Liên Doanh ồ ạt vào mỏ khai thác, vận chuyển, bán đất trái phép cho các đối tác thị trường mà lẽ ra số đất trên phải được sử dụng vào việc đắp đê theo quy định.

“Tính trung bình một ngày, có khoảng 20-30 chuyến xe của doanh nghiệp Liên Doanh đến lấy đất ở đây để bán ra thị trường. Số chuyến vận chuyển nhiều hay ít phụ thuộc vào điều kiện thời tiết”, một người dân sống tại khu vực mỏ phản ánh.

Được biết, dự án đầu tư xây dựng công trình củng cố, bảo vệ và nâng cấp đê biển, đê cửa sông huyện Nga Sơn được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa được phê duyệt tại quyết định số 2235/QĐ-UBND ngày 23/7/2008 với chiều dài 6,42 km đê biển; 1,76 km đê cửa sông Càn và 3,39 km đê cửa sông Lèn với tổng mức đầu tư 387.694,08 triệu đồng. Dự án do UBND huyện Nga Sơn làm chủ đầu tư giai đoạn 1. Chủ đầu tư giai đoạn 2, 3 thuộc về Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Thanh Hóa.

Để thực hiện dự án, ngày 22/3/2012, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có công văn số 1515/UBND-CN về việc đồng ý chủ trương cho Chi cục đê điều và Phòng chống lụt bão Thanh Hóa được khai thác đất tại đồi Phú Nham phục vụ dự án dự án củng cố, bảo vệ và nâng cấp đê biển đê cửa sông huyện Nga Sơn.

Tiếp đó, ngày 24/8/2012, tại biên bản bàn giao mốc giới khu vực khai thác đất tại xã Hà Bình, Hà Ninh (huyện Hà Trung) nêu rất rõ; UBND tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo cho phép khai thác đất san lấp tại khu vực đồi Phú Nham (thuộc xã Hà Bình và xã Hà Ninh) để phục vụ dự án củng cố, bảo vệ và nâng cấp đê biển đê cửa sông huyện Nga Sơn do Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Thanh Hóa làm chủ đầu tư (giai đoạn 2,3). Đơn vị thi công chỉ được khai thác đất tại khu vực trên để phục vụ dự án đê biển Nga Sơn theo văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh Thanh Hóa.

Như vậy, trong một thời gian dài, việc doanh nghiệp Liên Doanh tự ý đem khối lượng đất đã khai thác để bán ra bên ngoài là hoàn toàn trái với quy định, chỉ đạo của lãnh đạo UBND tỉnh Thanh Hóa.

“Đến Chủ tịch tỉnh còn phải lợi dụng huống chi là dân”

Được biết, Công ty Thành Nam (trụ sở tại Ninh Bình) là đơn vị trúng thầu thi công dự án củng cố, bảo vệ và nâng cấp đê biển, đê cửa sông huyện Nga Sơn. Để triển khai dự án, đơn vị này đã “chuyển nhượng” 1 phần gói thầu này cho doanh nghiệp Liên Doanh thực hiện.

Trước sự việc có liên quan, trao đổi với phóng viên, bà Đào Thị Liên, chủ doanh nghiệp Liên Doanh thừa nhận việc doanh nghiệp khai thác đất tại đồi Phú Nham bán cho đơn vị khác (chứ không phải phục vụ cho dự án đắp đê) là có thật. Tuy nhiên, để biện minh cho sai phạm này, bà Liên cho rằng: “Do tại thời điểm phê duyệt dự án, Chủ đầu tư vẫn chưa giải phóng xong  mặt bằng nên  buộc doanh nghiệp phải đi mua đất nơi khác để đắp đê. Để bù lỗ cho số tiền mà doanh nghiệp đã chi ra mua đất thực hiện dự án, doanh nghiệp buộc phải khai thác đất để bán ra bên ngoài”.

Mặt khác để lấp liếm cho những sai phạm có liên quan, chủ doanh nghiệp Liên Doanh phân bua: “Đến Chủ tịch tỉnh còn đang phải lợi dụng huống chi mình là thằng dân đi làm tại sao không lợi dụng một tí?”.

Về phía đơn vị chủ đầu tư, trao đổi với phóng viên, ông Mai Sĩ Sơn – Phó Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Thanh Hóa khẳng định: “Việc khai thác đất để phục vụ dự án đê điều phải tuân theo những quy định chặt chẽ về tiêu chuẩn và chất lượng, không phải loại đất nào cũng có thể sử dụng được. Trước đó 2 năm Chi cục đã được UBND tỉnh Thanh Hóa chấp thuận việc khai thác đất tại vị trí đồi Phú Nham để phục vụ dự án đê điều ở Nga Sơn là hoàn toàn đúng quy định. Việc doanh nghiệp Liên Doanh khai thác đất tại vị trí trên bán đất cho đơn vị khác thì đó là việc làm trái quy định”.

Khi được hỏi về trách nhiệm trong việc quản lý để xảy ra tình trạng doanh nghiệp tự ý lấy đất đắp đê bán ra ngoài thị trường, ông Sơn đổ lỗi cho đơn vị chuyên trách: “Trách nhiệm thuộc về Cảnh sát môi trường, chúng tôi chỉ có trách nhiệm phối hợp quản lý. Nếu có chuyện đó xảy ra, Chi cục sẽ có văn bản gửi cơ quan chức năng đề nghị xử lý”.

Như vậy, trong một thời gian dài, sự buông lỏng quản lý của đơn vị chuyên trách (Chi cục Đê điều và PCLB Thanh Hóa) đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp Liên Doanh mặc sức khai thác đất vô tội vạ bán ra ngoài thị trường để trục lợi bất chính…Đề nghị các cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa nhanh chóng vào cuộc làm rõ những sai phạm nêu trên.

(Theo GDVN)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Thanh Hóa: Doanh nghiệp Liên Doanh lấy đất đắp đê mang bán

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.

Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI