Môi trường » Bảo vệ môi trường
Thanh Hóa: Báo động chất lượng môi trường tại các cụm công nghiệp, làng nghề
(12:39:16 PM 13/07/2013)Ảnh minh họa
Theo kết quả giám sát mới nhất của Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Thanh Hóa, tất cả các làng nghề đều chưa có bãi thu gom và xử lý rác thải tập trung. Chất thải rắn sản xuất và sinh hoạt của các cơ sở sản xuất được các đơn vị tự thu gom, xử lý sơ bộ hoặc vận chuyển đến bãi rác của địa phương. Tỷ lệ thu gom, xử lý rác thải tại các làng nghề mới đạt khoảng 70%, còn 30% thải trực tiếp ra môi trường. Tại các làng nghề chế biến đá ở xã Hà Phong, Hà Lĩnh (Hà Trung); xã Yên Lâm (Yên Định); xã Quảng Thắng (Quảng Xương)... chất thải rắn sản xuất như bột đá chưa có biện pháp xử lý, để trong khuôn viên của đơn vị, hoặc đổ ra các ao hồ, sông suối, gây ô nhiễm môi trường. Một số làng nghề khác, chất thải từ công đoạn chế biến được các cơ sở tận dụng làm phân bón hoặc thức ăn gia súc, tuy nhiên việc thu gom, xử lý chưa triệt để.
Cùng với chất thải, sự ô nhiễm không khí tại các cụm công nghiệp, làng nghề từ việc sử dụng than làm nhiên liệu, sự phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải, thực phẩm thừa, thức ăn chăn nuôi tại các cơ sở chế biến thủy sản, lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ, chất chống mốc cho các sản phẩm mây tre đan từ các làng nghề thủ công mỹ nghệ... cũng gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
Qua kết quả quan trắc môi trường, không khí cụm công nghiệp, làng nghề đá xã Đông Vinh, Đông Hưng, thành phố Thanh Hóa; cụm công nghiệp, làng nghề đá xã Yên Lâm, Yên Định, cho thấy nồng độ bụi lơ lửng vượt quy chuẩn Việt Nam từ 1,2-2,1 lần, độ ồn cao hơn quy chuẩn Việt Nam từ 3-5dBA. Mặt khác, hầu hết các làng nghề chưa được đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung (hiện mới có khoảng 21% làng nghề có hệ thống xử lý chất thải). Nước thải chưa được thu gom, xử lý hoặc chưa qua xử lý, thải trực tiếp ra môi trường, gây ô nhiễm nước mặt, nước ngầm khu vực xung quanh.
Tại các khu vực khai thác khoáng sản, môi trường cũng có dấu hiệu ô nhiễm. Nồng độ bụi trong không khí thường vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,2 đến 2 lần. Tiếng ồn cao hơn tiêu chuẩn cho phép 3-5dBA. Ngoài ra nước thải do hoạt động chế biến đá, chứa bột đá đã tác động lớn đến môi trường tiếp nhận là sông suối, ao, hồ. Đơn cử như các cơ sở chế biến đá tại xã Quảng Thắng, thành phố Thanh Hóa xả nước thải chứa bột đá gây tắc nghẽn, bồi lấp sông Nhà Lê; các cơ sở chế biến đá tại xã Đông Hưng, thành phố Thanh Hóa, xã Trường Lâm, huyện Tĩnh Gia, Đồng Thắng, Triệu Sơn, Hà Tân, Hà Trung, Yên Lâm, Yên Định đều gây ô nhiễm môi trường.
Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, nguyên nhân tình trạng trên là do ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của cả người dân và doanh nghiệp còn hạn chế. Cơ quan quản lý nhà nước và truyền thông chưa có biện pháp tuyên truyền hữu hiệu về bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, việc xử lý các hành vi vi phạm chưa kịp thời, triệt để, chưa đủ sức răn đe, việc hậu kiểm sau xử lý còn hạn chế. Mặt khác, việc đầu tư của nhà nước để xây dựng các khu xử lý chất thải còn hạn chế, trong khi xây dựng hệ thống này rất tốn kém, nguồn lực của doanh nghiệp có hạn, nên khi đầu tư doanh nghiệp chỉ mới quan tâm đến xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh, chưa quan tâm xử lý môi trường. Nhiều doanh nghiệp còn sử dụng công nghệ lạc hậu nên gây ô nhiễm môi trường.
Để từng bước cải thiện môi trường tại các cụm công nghiệp, làng nghề, tỉnh Thanh Hóa đẩy mạnh công tác tuyên truyền về bảo vệ môi trường với nhiều hình thức đa dạng, phong phú và thường xuyên để tạo chuyển biến căn bản nhận thức của nhân dân về bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, tỉnh yêu cầu các địa phương phối hợp với các cơ quan chức năng hướng dẫn các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn lập báo cáo tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, đồng thời xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường....
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
- Chủ tịch tỉnh Bình Định chỉ đạo điều tra vụ chặt phá gần 6ha rừng tự nhiên
- Tổ chức WWF đề xuất lộ trình giảm túi ni-lông trong siêu thị, trung tâm thương mại tại Đà Nẵng, Phú Yên
- Đà Nẵng đề xuất chuyển 43,79 ha rừng trồng để Sun Group làm dự án khu biệt thự sinh thái
- Vi phạm khai thác khoáng sản, Công ty TNHH Phú Điền bị phạt 238 triệu đồng
- Phát động Chương trình "Rừng Xanh Lên" năm 2024 phục hồi 25 ha rừng nối giữa Hòa Bình và Sơn La.
- Lâm Đồng yêu cầu điều tra vụ đầu độc thông trên đất rừng giao cho Công ty Cổ phần Hà Phong quản lý.
- TPHCM yêu cầu các sở cung cấp hồ sơ dự án cây xanh cho Bộ Công an
- Cần hạn chế đốn hạ cây xanh khi xây dựng các công trình
Bài viết mới:
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe
(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.