»

Thứ hai, 25/11/2024, 23:52:45 PM (GMT+7)

Tăng cường công tác phòng, chống cháy rừng mùa nắng nóng Tin ảnh

(08:04:04 AM 19/05/2013)
(Tin Môi Trường) - Hiện nay, thời tiết đang ngày một nắng nóng gay gắt, cùng với thói quen đốt nương làm rẫy và xử lý thực bì không đúng quy định của người dân, nguy cơ cháy rừng luôn tiềm ẩn đối với nhiều cánh rừng trên địa bàn tỉnh miền núi Hòa Bình. Trước tình hình trên, các ngành chức năng của tỉnh đã tăng cường công tác bảo vệ, phòng ngừa, sẵn sàng lực lượng, phương tiện ứng phó với mọi tình huống khi có cháy rừng xảy ra…

Hòa Bình có 134.906 ha rừng tự nhiên, 104.972 ha rừng trồng. Trong đó, diện tích rừng trọng điểm dễ cháy là 106.747 ha, tập trung chủ yếu ở các khu rừng hỗn giao tre, nứa, rừng chưa khép tán, rừng trên núi đá. Đặc biệt, địa hình miền núi hết sức phức tạp, độ dốc lớn, khiến cho công tác chữa cháy rừng rất khó khăn. Ông Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Do trình độ dân trí còn thấp, nhất là ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nên nhận thức, ý thức về bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng, về vai trò to lớn của rừng, tác hại của cháy rừng, mất rừng chưa cao. Do đó, ngay từ đầu mùa khô năm 2013, tỉnh Hòa Bình đã chỉ đạo củng cố, kiện toàn các Ban chỉ đạo phòng, chống cháy rừng và xây dựng các phương án phòng chống cụ thể, đúng với đặc điểm của từng địa phương. Điều quan trọng nhất là đẩy mạnh công tác tuyên truyền các quy định về quản lý, bảo vệ và phòng cháy chữa cháy rừng; hướng dẫn và xây dựng lịch đốt nương, xử lý thực bì cho người dân, khi đốt phải làm đường băng cản lửa và báo cho chính quyền biết để cùng tham gia; tổ chức cho người dân vùng có rừng, ven rừng ký cam kết bảo vệ rừng; phát động phong trào quần chúng tham gia bảo vệ, phòng chống cháy rừng một cách thường xuyên, liên tục và sâu rộng…

 


Ảnh minh họa


Ngành kiểm lâm cũng đã phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng xây dựng bản tin, dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng để nhân dân, chủ rừng và các địa phương chủ động các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng; rà soát, bổ sung, hoàn thiện các phương án theo phương châm 4 tại chỗ ( lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ và chỉ huy tại chỗ ); lập kế hoạch đầu tư phương tiện, máy móc thiết bị và công cụ phòng cháy, chữa cháy rừng; bố trí lực lượng tuần tra canh gác 24/24 giờ trong thời điểm báo động cao về cháy rừng để kiểm soát, phát hiện và xử lý kịp thời khi có cháy; củng cố, tu sửa được hơn 30 km đường băng cản lửa tập trung tại các vùng giáp ranh có nguy cơ cháy lan cao và các vùng trọng điểm cháy. Thường xuyên theo dõi, tiếp nhận, xử lý thông tin cháy rừng chính xác, kịp thời để kiểm tra, phát hiện sớm các điểm có nguy cơ cháy cao.

Theo số liệu thống kê, từ năm 2002 đến nay, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã xảy ra hơn 80 vụ cháy rừng, gây thiệt hại khoảng 1.100 ha rừng các loại. Riêng năm 2012, toàn tỉnh xảy ra 4 vụ cháy rừng với tổng diện tích trên 25 ha .

(TTXVN)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tăng cường công tác phòng, chống cháy rừng mùa nắng nóng

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.

Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI