Môi trường » Bảo vệ môi trường
“Sừng tê giác không thể hiện đẳng cấp, cũng không phải là thần dược”
(14:18:22 PM 20/09/2013)Ông Võ Tuấn Nhân - Đại biểu Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội chia sẽ tại buổi họp báo sáng 20/9/2013
Đoàn đại biểu Việt Nam gồm có Ông Võ Tuấn Nhân, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội; Ông Nguyễn Việt Tiến - Phó phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Công an Tp. Hà Nội; Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng – Báo Lao động; và Nghệ sĩ Nguyễn Xuân Bắc cùng các cán bộ của Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) đã có chuyến thăm và làm việc 10 ngày tại Nam Phi về vấn đề buôn bán sừng tê giác xuyên quốc gia. Các đại biểu đã được trực tiếp chứng kiến những ảnh hưởng của nạn buôn bán trái phép sừng tê giác xuyên quốc gia tới sự tồn tại của loài này ở Nam Phi.
Trong thời gian làm việc tại Nam Phi – nơi cung cấp nguồn sừng tê giác chính cho các thị trường tiêu thụ trên thế giới – đoàn đại biểu đã tới thăm Vườn quốc gia Kruger. Tại đây, các thành viên của đoàn đã được tận mắt chứng kiến hậu quả của việc buôn bán sừng tê giác xuyên quốc gia.
Đại biểu Quốc hội Võ Tuấn Nhân cho biết:“Tại Vườn quốc gia Kruger, chúng tôi đã nhìn thấy một cảnh tượng thật khủng khiếp, xác một cá thể tê giác đã bị bắn chết hơn một tuần để lấy sừng. Các bạn Nam Phi cho biết: Từ tháng 1 đến nay, đã có 635 cá thể tê giác Nam Phi bị săn bắn để lấy sừng – và gần 2/3 trong số đó bị giết hại ngay tại Vườn quốc gia Kruger này.”
Nhu cầu về sừng tê giác ngày càng tăng là mối đe dọa chính đối với tê giác Nam Phi. Việt Nam hiện bị coi là một trong những thị trường lớn trên thế giới về tiêu thụ sừng tê giác, nơi mà rất nhiều người vẫn còn tin vào những đồn thổi về khả năng chữa bệnh thần kì của sừng tê giác hay coi đó là cách thể hiện đẳng cấp xã hội.
“Chúng tôi đã tận mắt chứng kiến những bộ xương của những cá thể tê giác đã chết, tất cả còn lại chỉ là da và xương – những chiếc sừng đã bị bọn săn trộm lấy đi”, Nghệ sĩ Xuân Bắc, người vừa chính thức trở thành Đại sứ bảo vệ Tê giác trong ngày hôm nay kể lại. Anh cũng nhấn mạnh: “Chúng ta đừng để bị lừa và cũng đừng lãng phí tiền của chính mình chỉ vì những kẻ buôn lậu hám lợi. Chúng ta cần phải dừng lại trước khi mọi việc trở nên quá muộn đối với loài tê giác.”
Tổ chức phi lợi nhuận của Nam Phi - Quỹ Bảo tồn Tê giác (Rhinose Foundation) là đơn vị phối hợp với Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) tổ chức chuyến đi đầy ý nghĩa này. Chuyến thăm và làm việc là dịp để các đại biểu của Việt Nam tận mắt chứng kiến thực trạng tại quốc gia Nam Phi, mang câu chuyện và những trải nghiệm của mình chia sẻ với cộng đồng ở Việt Nam.
“Tôi hy vọng chuyến đi thực tế lần này đã giúp đoàn đại biểu Việt Nam có được cái nhìn tổng quan về những ảnh hưởng nghiêm trọng mà Nam Phi đang phải đối mặt. Việc giết hại tê giác chỉ chấm dứt khi nhu cầu về sừng tê giác tại những thị trường tiêu thụ lớn như Việt Nam chấm dứt. Chúng tôi hi vọng câu chuyện của các thành viên trong đoàn đại biểu Việt Nam sẽ thực sự tạo nên khác biệt”, ông Andrew Paterson, Giám đốc Quỹ Bảo tồn Tê giác cho biết.
Bà Nguyễn Thị Phương Dung, Phó Giám đốc ENV cũng đồng quan điểm rằng chuyến đi này là cơ hội quý báu giúp nâng cao nhận thức cho người dân Việt Nam. Bà Dung cho biết thêm: “Đoàn đại biểu trở về Việt Nam đúng dịp kỷ niệm Ngày Tê giác thế giới, ngày 22/9. Thật tuyệt vời khi các thành viên trong đoàn đi lần này đều là những những người có ảnh hưởng trong xã hội và khi trở về, họ sẽ truyền tải thông điệp rằng sừng tê giác không giúp thể hiện đẳng cấp xã hộ cũng như không phải là thần dược.”
Một số hình ảnh chụp tê giác Nam Phi của đoàn:
Tê giác bị giết ở Nam Phi
Tê giác ở Vườn quốc gia kruger- Nam Phi
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
- Chủ tịch tỉnh Bình Định chỉ đạo điều tra vụ chặt phá gần 6ha rừng tự nhiên
- Tổ chức WWF đề xuất lộ trình giảm túi ni-lông trong siêu thị, trung tâm thương mại tại Đà Nẵng, Phú Yên
- Đà Nẵng đề xuất chuyển 43,79 ha rừng trồng để Sun Group làm dự án khu biệt thự sinh thái
- Vi phạm khai thác khoáng sản, Công ty TNHH Phú Điền bị phạt 238 triệu đồng
- Phát động Chương trình "Rừng Xanh Lên" năm 2024 phục hồi 25 ha rừng nối giữa Hòa Bình và Sơn La.
- Lâm Đồng yêu cầu điều tra vụ đầu độc thông trên đất rừng giao cho Công ty Cổ phần Hà Phong quản lý.
- TPHCM yêu cầu các sở cung cấp hồ sơ dự án cây xanh cho Bộ Công an
- Cần hạn chế đốn hạ cây xanh khi xây dựng các công trình
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
(Tin Môi Trường) - Thành phố Đồng Xoài treo thưởng tiền cho người nào tìm, cung cấp thông tin xác định thủ phạm gây ra mùi hôi thời gian qua.
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.