»

Thứ năm, 21/11/2024, 19:12:37 PM (GMT+7)

San hô dưới biển cũng không yên

(10:04:54 AM 09/07/2020)
(Tin Môi Trường) - Trong một chương trình du lịch được phát trên kênh YouTube cá nhân của ca sĩ Q. có hình ảnh anh cùng ca sĩ P. ngồi lên rạn san hô khối. Khi bơi lặn, chân họ chạm đạp vào những nhánh san hô, trong khi anh từng kêu gọi trồng san hô...

San[-]hô[-]dưới[-]biển[-]cũng[-]không[-]yên

Ngư dân ở Cam Lập, TP Cam Ranh khai thác san hô bán cho các tiệm cá cảnh - Ảnh: T.T.D.

 
Thời gian gần đây, dịch vụ lặn ngắm san hô và các loài sinh vật biển ngày càng được ưa thích. Cùng với đó là hình ảnh những kiểu xâm hại san hô được vô tư khoe trên mạng.
 
Mới đây, trong một chương trình du lịch được phát trên kênh YouTube cá nhân của ca sĩ Q. có hình ảnh anh cùng ca sĩ P. ngồi lên rạn san hô khối. Khi bơi lặn, chân họ chạm đạp vào những nhánh san hô ở hòn Gầm Ghì (Phú Quốc, Kiên Giang). 
 
Nhiều người theo dõi nam ca sĩ này đã không khỏi thất vọng khi nhớ lại anh đã từng kêu gọi trồng san hô!
 
Hình ảnh rạn san hô tuyệt đẹp ở Gành Yến (thôn Thanh Thủy, xã Bình Hải, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) đang bị xâm hại nặng. Những nhóm người đến đây ngắm san hô xong thì đào lên bỏ vào túi nilông đem về.
 
Đây chỉ là hai trong số những câu chuyện và hình ảnh xâm hại san hô đã được chia sẻ trên mạng. Quy định về khai thác du lịch ngắm san hô ở hầu hết các quốc gia trên thế giới là du khách không được phép chạm tay hay làm phương hại đến bất kỳ sinh vật nào, đặc biệt là san hô. 
 
Trong các kiểu khoe hình đi biển, nhiều người khoe hình ảnh nạy, bẻ san hô cho vào túi mang về nhà như thể là nhặt một hòn đá bên bờ suối. Khi bị cộng đồng "giơ thẻ đỏ", cơ quan chức năng "sờ gáy", những cá nhân "chơi trội" này lại phân trần rằng chỉ vô tình nhặt được.
 
Theo ông Chiến Lê - nhà sáng lập Trung tâm cứu hộ sinh vật biển SASA (một tổ chức có mục tiêu hồi sinh san hô ở biển miền Trung Việt Nam): "Giá trị thực của các rạn san hô - hay còn được gọi là rừng mưa nhiệt đới dưới biển - còn lớn hơn nhiều so với vẻ ngoài tuyệt đẹp của chúng. 
 
Các rạn san hô là nơi cư trú của hơn 25% các loài sinh vật biển và là hệ sinh thái của 40% các sinh vật dưới nước. San hô cũng mang lại rất nhiều lợi ích kinh tế cho con người: bảo vệ bờ biển, du lịch và môi trường sống cho nghề cá...".
 
Ba thập niên qua, thế giới đã mất đi một nửa số san hô, tới năm 2050 con số này sẽ là 90%. Hiện có 96% các rạn san hô trên khắp vùng biển tại Việt Nam đang hứng chịu tác hại từ các hoạt động khai thác của con người, hơn 90% đang bị đe dọa nghiêm trọng từ nhiều yếu tố.
 
Vì lẽ đó, san hô cần được bảo tồn và phục hồi vì chúng phát triển rất chậm. Nếu tất cả những vụ xâm hại, đào bới san hô cứ thế trôi qua nhẹ nhàng, không xử phạt nghiêm sẽ vô tình tạo tiền lệ xấu cho hàng trăm, hàng ngàn người khác ung dung làm theo. Nhất là những hình ảnh phát đi từ người ảnh hưởng lớn đến công chúng.
 
Luật sư Trương Anh Tú (Đoàn luật sư TP Hà Nội):
 
Có thể bị phạt tiền
 
Nghị định số 103/2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản, trong đó có quy định xử phạt vi phạm môi trường sống của các loài thủy sản. Cụ thể, nếu có hành vi hủy hoại rạn san hô, thảm cỏ biển, thảm rong biển sẽ bị xử phạt tiền từ 5-10 triệu đồng. Hành vi khai thác, mua bán, vận chuyển san hô bị phạt tiền từ 500.000-1 triệu đồng nếu khối lượng san hô dưới 10kg; phạt tiền từ 10-20 triệu đồng nếu khối lượng san hô từ 100kg trở lên...
 
Với hành vi giẫm đạp hoặc thả neo trên các rạn san hô, thảm cỏ biển (trừ trường hợp bất khả kháng) cũng bị xử phạt từ 10-15 triệu đồng.
Tháng 7-2019, nữ diễn viên Hàn Quốc Lee Yeol Eum cùng êkip làm chương trình truyền hình thực tế "Luật rừng" (The Law of the Jungle) phải đối diện với khung hình phạt lên tới 4 năm tù giam, cùng số tiền phạt 40.000 baht (1.300 USD). Vườn quốc gia Hat Chao Mai (Thái Lan) nơi chương trình "Luật rừng" quay hình đã nộp đơn kiện cô Lee vì vi phạm luật bảo tồn động vật hoang dã khi bắt và ăn sò tai tượng.

Cách đây 2 năm, ngôi sao điện ảnh có quyền lực bậc nhất tại Bollywood là Salman Khan đã bị kết án 5 năm tù do anh săn bắt và giết hại một con linh dương quý hiếm từ... 20 năm trước.
(TTO)
Từ khóa liên quan: San hô, dưới biển, cũng, không yên
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: San hô dưới biển cũng không yên

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.

Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Giảm thiểu rác thải nhựa để phát triển du lịch Xanh

Giảm thiểu rác thải nhựa để phát triển du lịch Xanh

(Tin Môi Trường) - Theo ước tính, mỗi năm nước ta có hàng trăm triệu lượt khách trong và ngoài nước đi du lịch ở khăp các địa phương. Cùng với xu thế hiện đại, ngành Du lịch Việt Nam là một trong những ngành thường xuyên gây thêm mối nguy ô nhiễm cho môi trường nói chung và đại dương nói riêng, trong đó có rác thải nhựa. một nguồn phát sinh rác thải nhựa lớn trong nước. Thực tế cho thấy, rác thải nhựa trong lĩnh vực du lịch có hướng tăng dần theo từng năm và đang gây áp lực cho môi trường, phát sinh bệnh tật, ô nhiễm nguồn nước,…

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI