Môi trường » Bảo vệ môi trường
Quảng Trị nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường
(19:23:33 PM 23/10/2015)Ảnh minh họa: TL
Nâng cao hiệu quả các hoạt động bảo vệ môi trường, trong thời gian tới, Quảng Bình đưa ra nhiều giải pháp cụ thể giải quyết những vấn đề nóng về môi trường trên địa bàn. Theo đó, tỉnh tổ chức thực hiện tốt các quy hoạch, kế hoạch về quản lý tài nguyên môi trường đã được ban hành; tuyên truyền phổ biến nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường. Tỉnh tăng cường công tác thanh, kiểm tra và giám sát; kiểm soát chặt chẽ các dự án đầu tư, trong đó ưu tiên chọn các dự án sạch, tiến tới hạn chế và không cấp giấy phép đầu tư mới hoặc đầu tư mở rộng đối với các loại hình công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nguồn lực đầu tư cho bảo vệ môi trường sẽ được tăng cường. Cùng với đó, tỉnh xây dựng các quy định bảo vệ môi trường chặt chẽ trong các khu công nghiệp, kinh tế, làng nghề đối với các hoạt động du lịch, thương mại…
Giai đoạn 2010-2015, việc thực hiện quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường tại Quảng Trị được tăng cường, hoàn thiện và bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật. Hoạt động bảo vệ môi trường của các tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân ngày càng đi vào nề nếp. Các điểm nóng về môi trường từng bước được giải quyết có hiệu quả, môi trường nông thôn có bước chuyển biến đáng khích lệ. Tuy nhiên, quá trình phát triển kinh tế - xã hội đã tạo ra những áp lực nhất định đối với môi trường. Tình trạng ô nhiễm môi trường tại các khu cụm công nghiệp, làng nghề diễn ra đáng lo ngại. Lượng nước thải công nghiệp toàn tỉnh tăng từ 1,9 triệu m3 (năm 2010) lên 2,9 m3 (năm 2012) và giảm xuống 1,9 triệu m3 (năm 2014). Lượng nước thải sinh hoạt đổ vào các lưu vực tăng từ 17,7 triệu m3 (năm 2010) lên 18,4 triệu m3 (năm 2014).
Tỉnh Quảng Bình hiện có 13 đô thị với tổng lượng chất thải rắn phát sinh khoảng 115,5 tấn/ngày. Đặc biệt, 43 điểm khu chợ, siêu thị khối lượng chất thải lớn với khoảng 42,59 tấn/ngày. Hiện nay, tất cả các đô thị trong tỉnh đều chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Nhiều bãi chôn lấp chất thải rắn không hợp vệ sinh đang hoạt động, một số bãi rác vận hành không hiệu quả, gây áp lực lớn lên môi trường nước mặt. Theo thống kê, lượng nước thải nông nghiệp, làng nghề toàn tỉnh tăng từ 278,4 triệu m3 (năm 2010) lên 292 triệu m3 (năm 2014). Các khu vực tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật, bãi rác, chợ vẫn chưa được giải quyết. Tỷ lệ các cơ sở gây ô nhiễm môi trường hoàn thành xử lý ô nhiễm vẫn còn thấp. Chất thải rắn chưa được thu gom và xử lý triệt để. Công tác quản lý môi trường vẫn còn những bất cập và khó khăn do chồng chéo…
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
- Chủ tịch tỉnh Bình Định chỉ đạo điều tra vụ chặt phá gần 6ha rừng tự nhiên
- Tổ chức WWF đề xuất lộ trình giảm túi ni-lông trong siêu thị, trung tâm thương mại tại Đà Nẵng, Phú Yên
- Đà Nẵng đề xuất chuyển 43,79 ha rừng trồng để Sun Group làm dự án khu biệt thự sinh thái
- Vi phạm khai thác khoáng sản, Công ty TNHH Phú Điền bị phạt 238 triệu đồng
- Phát động Chương trình "Rừng Xanh Lên" năm 2024 phục hồi 25 ha rừng nối giữa Hòa Bình và Sơn La.
- Lâm Đồng yêu cầu điều tra vụ đầu độc thông trên đất rừng giao cho Công ty Cổ phần Hà Phong quản lý.
- TPHCM yêu cầu các sở cung cấp hồ sơ dự án cây xanh cho Bộ Công an
- Cần hạn chế đốn hạ cây xanh khi xây dựng các công trình
Bài viết mới:
- Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước (27/11/2024)
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội (26/11/2024)
- Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn (26/11/2024)
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024" (26/11/2024)
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng” (24/11/2024)
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ (22/11/2024)
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam (22/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe
(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.