Môi trường » Bảo vệ môi trường
Quản lý phân vùng chức năng trong Khu bảo tồn Vườn Quốc gia Cát Bà
(11:15:10 AM 19/11/2014)Khu bảo tồn Vườn Quốc gia Cát Bà- Ảnh: TL
Năm 2004, Tổ chức Văn hoá - Khoa học và Giáo dục Liên hiệp quốc (UNESCO) công nhận Khu Dự trữ Sinh quyển thế giới Quần đảo Cát Bà với tổng diện tích là 26.140 ha. Trong đó, Vườn Quốc gia Cát Bà là vùng lõi. Ngày 30/10/2006, dự án điều tra quy hoạch Vườn quốc gia Cát Bà giai đoạn 2006 - 2010, tầm nhìn 2020 được UBND thành phố phê duyệt tại Quyết định 2355, với tổng diện tích 16.196,8 ha ( phần đảo là 10.931,7 ha; phần biển là 5.265,1 ha).
Vườn Quốc gia Cát Bà mang nét đặc trưng của cả 3 hệ sinh thái điển hình của Việt Nam là hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái đất ngập nước và hệ sinh thái biển. Đây là các hệ sinh thái có tính đại diện cao về hệ sinh thái và nguồn gen quý hiếm, nhiều loài có giá trị kinh tế cao, gồm cả các loài đặc hữu, đại diện cho 2.779 hòn đảo ven bờ biển Việt Nam, về cấu trúc và thành phần khu hệ sinh thái, đại diện cho 84 hòn đảo có diện tích trên 1km 2 và đại diện cho 66 hòn đảo có dân cư sinh sống.
Nhằm quản lý, bảo vệ phát triển bền vững các hệ sinh thái trong Vườn quốc gia Cát Bà theo quy chế quản lý rừng đặc dụng. Vườn quốc gia Cát Bà được phân chia thành 3 phân khu chức năng. Gồm Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 4914,6 ha được chia thành 6 phân khu, các phân khu này đều có hợp phần biển, mỗi phân khu đều có chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Phương thức quản lý bảo vệ bảo tồn các phân khu nghiêm ngặt của Vườn được đề xuất dựa theo Quyết định số 186/2006 ngày 14 / 8 / 2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất là rừng tự nhiên. Việc phân chia các phân khu bảo vệ nghiêm ngặt căn cứ vào đặc điểm phân bố của các loài động thực vật quí hiếm trên các sinh cảnh, tránh chia cắt vùng sống, hoặc vùng phân bố của các loài động thực vật quí hiếm, đặc hữu.
Đ ể bảo vệ các loài động vật thuỷ sinh quí hiếm, môi trường sống; bảo vệ hệ sinh thái các rạn San Hô – Corals...Tại vùng biển Vườn Quốc gia Cát Bà quản lý được thiết lập 1 Khu bảo tồn biển thuộc vùng “tam giác biển” Vạn Bội-Vạn Hồ, bao xung quanh hòn Cập Quan, phía dưới của vụng Tùng Gấu, Tùng Lĩnh với d iện tích là 266,5 ha.
P hân khu phục hồi sinh thái 1.1189,1 ha được chia thành 4 phân khu, mỗi phân khu đều có chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Việc phân chia phân khu phục hồi sinh thái căn cứ chủ yếu vào đặc điểm đặc thù về kiểu thảm thực vật, căn cứ vào đặc điểm địa lý tự nhiên, ngoài ra còn căn cứ vào tình trạng chung về các loại rừng, loại đất trong khu vực.
P hân khu dịch vụ hành chính 93,1ha l à khu vực bố trí trụ sở Ban quản lý Vườn Quốc gia là trung tâm chỉ đạo các hoạt động bảo tồn, nghiên cứu khoa học, tổ chức dịch vụ du lịch, các hoạt động hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội và tuyên truyền giáo dục bảo vệ tài nguyên rừng và môi trường trong khu vực.
Theo t ài liệu Hồ sơ di sản Quần đảo Cát Bà , bước đầu đã xác định được 102 loài rong biển ; 124 loài cá; 177 loài thuộc lớp san hô ; 31 loài thực vật phát triển ; 400 loài và dưới loài t hực vật phù du và tảo sống đáy; 131 loài đ ộng vật phù du ; 340 loài động vật đ á y. Trong đó số loài quý hiếm biến được IUCN xếp hạng gồm 19 loài san hô và 3 loài rùa biển và 1 loài thú biển. Các loài Rùa da, Đồi mồi được xếp loại cực kỳ nguy cấp (CR) trước năm 1985 xuất hiện nhiều ở Cát Bà nay rất ít bắt gặp.
Các hệ sinh thái này đang bị đe doạ bởi các phương pháp đánh bắt hủy diệt như ngư dân sử dụng mìn, chất nổ, hóa chất độc. Áp lực về tình hình tăng dân số trên đảo, số lượng khách du lịch đến Cát Bà ngày càng tăng. Nuôi trồng thủy sản bằng bè nuôi, bãi nuôi, rồi việc neo đậu tàu thuyền tự do làm ảnh hưởng lớn đến môi trường nước, rạn san hô bị phá hủy. Bên cạnh đó các hoạt động như làm đường bao quanh đảo, khu neo đậu tàu, đắp đầm nuôi trồng thủy sản, xây dựng cơ sở hạ tầng cho du lịch đã thu hẹp diện tích bãi triều. Do đó cần phải xây dựng Khu bảo tồn biển để quản lí nguồn lợi hải sản.
Khu bảo tồn biển được quản lí tốt sẽ bảo vệ được các hệ sinh thái biển không bị suy thoái, duy trì phát triển lâu bền. Bảo vệ các loài và các quần thể đang bị nghèo đi về mặt di truyền, các loài đang bị đe dọa, các loài quý hiếm, đặc hữu và bảo vệ nơi sinh cư của chúng. Đảm bảo cho các loài phát triển, tăng sinh vật lượng, mật độ, kích cỡ, mức độ phong phú và tính đa dạng của chúng trong Khu bảo tồn biển. Tạo ra hiệu ứng tự phục hồi và tái tạo nguồn giống hải sản tự nhiên, giống như kho dự trữ nguồn giống thuỷ sản để cung cấp cho các vùng biển xung quanh, đặc biệt đối với những loài có các giai đoạn quan trọng trong vòng đời của chúng phải sống ở trong vùng được bảo vệ an toàn.
Khu bảo tồn biển thường gắn liền với đảo có vị trí trọng yếu về an ninh quốc phòng, một pháo đài bất khả xâm phạm về quốc phòng - an ninh, trung tâm du lịch sinh thái rừng - núi - biển - đảo, trung tâm thủy sản nghề cá , nếu thiết lập các Khu bảo tồn biển và được quốc tế thừa nhận, đồng nghĩa với việc họ công nhận chủ quyền lãnh thổ của nước ta đối với đảo đó. Nếu ở Khu bảo tồn biển tiến hành xây dựng những trạm quan trắc, cơ sở thí nghiệm khoa học, kinh tế, văn hoá...có sự tham gia của người nước ngoài thì càng tăng lợi ích về chính trị, chủ quyền của nước ta.
Theo các văn bản hướng dẫn và dựa trên các tiêu chí của Khu bảo tồn biển kết hợp hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, thì Khu bảo tồn biển được hình thành các phân khu chức năng tương tự như các Vườn Quốc gia đã được thành lập. Cụ thể Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt (vùng lõi): Trên cơ sở điều tra về điều kiện tự nhiên, môi trường, đặc biệt là điểu tra về phân bố các hệ sinh thái cơ bản là rạn san hô và thảm cỏ biển, các vùng có đa dạng sinh học cao, các vùng phân bố của các đối tượng quý hiếm, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương sẽ lựa chọn một hoặc nhiều phân khu bảo vệ nghiêm ngặt sao cho đáp ứng được các mục tiêu bảo tồn. Diện tích, ranh giới của phân khu bảo vệ nghiêm ngặt cần bảo đảm duy trì được các hệ sinh thái và các habitats đặc thù của vùng biển quanh đảo, bảo đảm được sự tồn tại của một số loài quý hiếm đặc trưng cho địa phương (sinh vật đáy, cá rạn san hô,…).
Khi xác định các phân khu bảo vệ nghiêm ngặt sẽ lưu ý một số thông tin về số lượng giống loài (đa dạng sinh học) của phân khu; đối tượng ưu tiên bảo tồn; sinh cảnh và đặc điểm sinh thái của các đối tượng ưu tiên bảo tồn; khoảng cách đến các điểm dư cư và tác động của các nguồn gây ô nhiễm.
Phân khu phục hồi sinh thái là vùng tiếp giáp với vùng lõi, về không gian, cố gắng bố trí đưa các vùng của các hệ sinh thái tương tự như vùng lõi hoặc không có nhưng có khả năng phục hồi các hệ sinh thái như vùng lõi. Trong không gian Khu bảo tồn biển cần tập trung xem xét đưa các vùng rạn san hô, thảm cỏ biển đủ rộng vào không gian của phân khu phục hồi sinh thái. Đối với các hệ sinh thái rạn san hô và thảm cỏ biển còn chưa có các phương pháp phục hồi có hiệu quả nhưng nếu được bảo vệ tốt, tránh các hoạt động tác động trực tiếp đến các hệ sinh thái trên thì sau một thời gian các hệ sinh thái có thể tự phục hồi.
Như vậy, các hoạt động chủ yếu là trong tầng nước, nghiêm cấm khai thác san hô và các loài sinh vật sống trong tầng đáy, đào bới làm xáo trộn nền đáy để cỏ biển có thể phát triển. Do đó trong vùng có thể cho phép một số hoạt động như câu cá mang tính thể thao, giải trí, kinh tế; các hoạt động nghiên cứu khoa học, các hoạt động tuyên truyền, giáo dục. Đây có thể được xem là vùng được quản lý nghiêm ngặt của khu bảo tồn biển.
Phân khu dịch vụ hành chính là khu vực bố trí trụ sở Ban quản lý Khu bảo tồn biển, một số hoạt động du lịch sinh thái, trung tâm cứu hộ. Đây là trung tâm chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động bảo vệ, bảo tồn...Còn v ùng đệm có thể được xem là vùng quản lý chung của Khu bảo tồn và chính quyền địa phương, mặc dù trong vùng đệm cho phép hoạt động kinh tế nhưng vẫn cần được quản lý về mặt môi trường để bảo đảm an toàn cho Khu bảo tồn tránh những tổn thương không đáng có do trong môi trường nước các chất gây hại tác động rất xa do dễ chuyển tải. Vì vậy, các hoạt động sản sinh các chất gây nhiễm bẩn trên đầu dòng chảy cần được chính quyền và Khu bảo tồn biển quản lý chặt chẽ và được xác định như “vùng ảnh hưởng”.
Việc phân vùng chức năng trong khu bảo tồn nhằm bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên biển quanh đảo bao gồm các hệ sinh thái rừng, biển, đất ngập nước và phát triển bền vững các giống loài thủy sản quý hiếm tại vùng nước quanh đảo. Giúp ổn định đời sống nhân dân, góp phần xây dựng đoàn kết dân tộc, mở rộng phạm vi chiến lược quốc phòng toàn dân ở vùng biển Việt Nam.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
- Chủ tịch tỉnh Bình Định chỉ đạo điều tra vụ chặt phá gần 6ha rừng tự nhiên
- Tổ chức WWF đề xuất lộ trình giảm túi ni-lông trong siêu thị, trung tâm thương mại tại Đà Nẵng, Phú Yên
- Đà Nẵng đề xuất chuyển 43,79 ha rừng trồng để Sun Group làm dự án khu biệt thự sinh thái
- Vi phạm khai thác khoáng sản, Công ty TNHH Phú Điền bị phạt 238 triệu đồng
- Phát động Chương trình "Rừng Xanh Lên" năm 2024 phục hồi 25 ha rừng nối giữa Hòa Bình và Sơn La.
- Lâm Đồng yêu cầu điều tra vụ đầu độc thông trên đất rừng giao cho Công ty Cổ phần Hà Phong quản lý.
- TPHCM yêu cầu các sở cung cấp hồ sơ dự án cây xanh cho Bộ Công an
- Cần hạn chế đốn hạ cây xanh khi xây dựng các công trình
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
(Tin Môi Trường) - Thành phố Đồng Xoài treo thưởng tiền cho người nào tìm, cung cấp thông tin xác định thủ phạm gây ra mùi hôi thời gian qua.
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.