»

Chủ nhật, 19/01/2025, 19:49:49 PM (GMT+7)

Phát triển kinh tế kết hợp bảo vệ môi trường ở Đồng Văn và Tề Lỗ

(10:52:08 AM 24/04/2014)
(Tin Môi Trường) - Thời gian gần đây, dư luận đã có nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề sản xuất làng nghề tái chế sắt thép xã Đồng Văn và xã Tề Lỗ, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. Bài viết cung cấp thêm cái nhìn nhiều chiều về giải pháp phát triển kinh tế kết hợp bảo vệ môi trường ở Đồng Văn và Tề Lỗ của Chính quyền địa phương.

Một góc làng nghề tái chế sắt thép xã Đồng Văn và xã Tề Lỗ, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc -Ảnh: TL

 

Làng nghề truyền thống

 

Nghề tái chế sắt thép ở Đồng Văn, Tề Lỗ, huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc có từ cách đây hơn 20 năm, vào thời kỳ đầu xây dựng nền kinh tế thị trường. Khi đời sống nhân dân phát triển, các loại phế thải từ quá trình sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt ngày càng nhiều, trong đó có sắt thép. Để tiết kiệm tài nguyên, đồng thời tạo công ăn việc làm nâng cao đời sống, ban đầu chỉ một vài hộ gia đình trong làng đi thu mua, rồi bán phế liệu đến các làng nghề khác, sau đó họ học được cách làm và triển khai tại hộ nhà mình, dần dần nhiều người khác trong làng làm theo. Hiện nay có tới 50% các hộ gia đình trong xã làm nghề tái chế sắt thép: Từ khâu thu mua ô tô, máy công cụ, sắt vụn đến khâu phá dỡ thiết bị và nung thành phôi thép bán cho các nhà máy sản xuất cán thép.


Việc tái chế, tái sử dụng, thải loại các chất thải phát sinh từ quá trình sản xuất, sinh hoạt hiện nay là rất cần thiết, nó thể hiện tính nhân văn đối với chính môi trường sống của chúng ta. Nếu lượng chất thải của loài người vượt quá khả năng tự xử lý của môi trường, nó sẽ ngày một nhiều và lấn chiếm không gian sống, gây tổn hại tới sức khỏe và về lâu dài sẽ dẫn đến sự diệt vong của con người.


Tái chế, tái sử dụng, thải loại là vấn đề mà tất cả mọi người chúng ta cần phải làm, nhà nước khuyến khích việc triển khai các hoạt động này và hoạt động này phải được xã hội hoá. Tại hai xã Đồng Văn và Tề Lỗ, hiện nay đã tái chế được một lượng lớn chất thải kim loại từ khu vực và rất nhiều tỉnh thành khác trong cả nước.

 

Theo thời gian, nhiều biện pháp BVMT cũng được cải tiến, nâng cao, công nghệ hiện đại hơn, các cấp chính quyền trong huyện, xã đặc biệt quan tâm tạo điều kiện để việc thu gom, xử lý hợp vệ sinh đã giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Theo đó, Dự án Cụm công nghiệp – làng nghề, chợ sắt Tề Lỗ (dự án) ra đời xuất phát từ nhu cầu cấp thiết của người dân muốn có mặt bằng để tập kết hàng hoá, phát triển sản xuất, kinh doanh dịch vụ và làm nhà ở. Dự án này được UBND tỉnh phê duyệt, với quy mô trên 24 ha thuộc khu đồng Nội Dưới và Gốc Quếch thuộc xóm Nội – Giã Bàng. Dự án ra đời như luồng gió mát xoa dịu nhu cầu bức xúc về đất phát triển sản xuất, kinh doanh và dịch vụ cũng như vấn đề môi trường, về đất ở của người dân và cả những người dân có đất phải thu hồi đều rất phấn khởi tin tưởng, ủng hộ. Thấu hiểu được việc làm có ý nghĩa về KT-XH lớn của huyện, của tỉnh, phần lớn người dân trong xã sớm nhận tiền đền bù, tự nguyện giải phóng mặt bằng giao đất cho Nhà nước để bảo đảm việc phát triển kinh tế, hạn chế ONMT.


Nâng cao hiệu quả kinh tế - bảo vệ môi trường


Các chủ cơ sở sản xuất phần lớn là chuyển từ làm nông nghiệp sang kinh doanh và tái chế sắt thép phế liệu nên vốn đầu tư ban đầu không nhiều. Hầu hết tại Đồng Văn đều do các hộ gia đình làm chủ và thuê lao động nông nhàn tại địa phương cùng làm; một số cơ sở đã tích luỹ và mở rộng quy mô sản xuất, thành lập công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn và thuê lao động từ bên ngoài. Sắt thép và các kim loại tái chế tạo ra nhiều hàng hoá, hạ giá thành sản phẩm chế tạo từ sắt thép, tiết kiệm được tài nguyên thiên nhiên, hạn chế việc khai thác, sử dụng tài nguyên. Việc tái chế lại sắt thép đỡ tốn kém và ít gây hại cho môi trường hơn là việc khai thác từ TNTN.

 

Chính sách của Đảng và Nhà nước là phát triển kinh tế bằng chính nội lực, giảm nhập siêu. Vì vậy, việc phát triển làng nghề nâng cao đời sống nhân dân, tạo nhiều công ăn việc làm, giải quyết lực lượng lao động tại chỗ là một hướng đi đúng đắn. Làng tái chế sắt thép Đồng Văn Tề Lỗ được hình thành trên cơ sở như vậy. Tuy nhiên, vì là một nước đang phát triển, đang trong thời kỳ đổi mới nên trong quá trình thực hiện phát triển làng nghề không tránh khỏi những tác động đến môi trường, KT-XH. Và để phát huy những thế mạnh, nội lực hiện tại, trên cơ sở tiếp thu những công nghệ sản xuất tiên tiến, khắc phục những mặt yếu tác động không tốt tới môi trường, đưa hoạt động sản xuất của các làng nghề mang lại nhiều việc làm, nguồn lực kinh tế cho đất nước và phát triển bền vững, Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách phát triển và BVMT làng nghề. Theo đó, công tác kiểm tra, thanh tra việc thi hành pháp luật về BVMT tại các làng nghề đã được lãnh đạo huyện, xã triển khai thường xuyên và triệt để, nghiêm khắc xử phạt hành chính các hành vi gây ONMT tại làng nghề để từng bước, tiến tới đẩy mạnh là  xã trọng điểm về phát triển kinh tế, người dân ý thức BVMT.
 

Đứng trong khu phố mới với hàng trăm ngôi nhà cao tầng,biệt thự nằm sát bên nhau mặt tiền hướng ra con đường thẳng được trải bê tông bằng phẳng rộng từ 13.5 m đến 16.5 m, hai bên trồng cây xanh, tạo diện mạo khu công nghiệp mới hiện đại, văn minh. Điều đó là minh chứng sinh động cho sự khởi sắc đi lên ở nơi “đất chật, người đông”, “tấc đất, tấc vàng”. Đến nay, Cụm công nghiệp – làng nghề, chợ sắt Tề Lỗ có gần 200 hộ xây xen ghép đầu tư xây dựng nhà xưởng, bước vào sản xuất kinh doanh, trong đó có gần 20 doanh nghiệp và 30 cơ sở đầu tư xây dựng nhà xưởng, lắp đặt máy móc, thiết bị trị giá hàng trăm tỷ đồng thu hút gần 1.000 lao động là người của địa phương và khu vực lân cận làm việc với mức thu nhập ổn định từ 3-7 triệu đồng/người/tháng.

 

Dự án ra đời đã giải quyết được việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá có giá trị kinh tế thay thế cho sản xuất nông nghiệp giá trị thấp, trong đó có một số diện tích 1 vụ cấy lúa, nuôi trồng thủy sản không ăn chắc. Đặc biệt, hàng trăm hộ dân bị thu hồi đất có đất dịch vụ và làm nhà ở lâu dài để sản xuất kinh doanh nâng cao thu nhập cải thiện đời sống.

 

Chủ tịch UBND xã Tề Lỗ Bùi Đức Hoan cho biết: Quá trình thực hiện các bước của Dự án một số cán bộ xã đã làm chưa đúng trình tự, thủ tục hành chính, chính sách đền bù GPMB làm cho sự bức xúc bùng phát. Với phương châm: “Kỷ cương và trách nhiệm”, lấy hiệu quả KT-XH làm thước đo của mọi công việc. Những việc làm nghiêm túc, kịp thời có kỷ cương, với tinh thần trách nhiệm cao của lãnh đạo tỉnh và huyện đã làm cho người dân phấn khởi, tin tưởng, làm theo.


Những ngày này đi trên con đường bằng phẳng ở Cụm công nghiệp - làng nghề, chợ sắt Tề Lỗ, được nghe cán bộ và người dân nơi đây nói về những dự định trong tương lai như: Dự án xử lý chất thải rắn công nghiệp, ONMT không khí; hệ thống nước sạch, nguồn điện sản xuất, hạ tầng, cây xanh để xây dựng cụm công nghiệp, làng nghề theo hướng văn minh hiện đại mà chúng tôi thấy sự năng động với tương lai sáng đang hiện lên ở một vùng quê thuần nông xưa kia.

 

Để làm tốt vấn đề BVMT làng nghề, góp vào công cuộc phát triển bền vững của tỉnh Vĩnh Phúc, Ông Hà Thái Nguyên - Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Lạc chia sẻ: Hiện huyện đang tiếp tục chỉ đạo, tổ chức thực hiện các văn bản QPPL về BVMT làng nghề; hoàn thiện bộ máy quản lý môi trường cấp xã, đặc biệt là những xã có làng nghề; tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm BVMT; đẩy mạnh công tác quy hoạch làng nghề, từng bước di rời các cơ sở sản xuất ra khỏi khu dân cư để về khu, cụm công nghiệp tập trung, phát triển kinh tế quy mô hiệu quả và bảo đảm môi trường.

HỒNG MINH
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Phát triển kinh tế kết hợp bảo vệ môi trường ở Đồng Văn và Tề Lỗ

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI