Môi trường » Bảo vệ môi trường
Những poster khiến chúng ta "giật mình" về số phận Trái đất
(11:08:50 AM 18/07/2013)Năm 1958, nhà khoa học Mỹ - Charles Keeling là người đầu tiên phát hiện mối liên hệ giữa khí CO2 với hiệu ứng nhà kính và sự nóng lên của Trái đất. Kể từ đó tới nay, hàng ngàn, hàng vạn các cuộc tranh luận đã nổ ra xung quanh vấn đề cấp thiết, liên quan trực tiếp tới sự tồn vong của loài người này.
Với mục đích nhằm nâng cao nhận thức và thúc đẩy xã hội cùng chung tay hành động bảo vệ Trái đất, Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) cùng Hội đồng Bảo vệ Tài nguyên Thiên nhiên (NRDC) đã cho ra đời những poster "khóc thương cho số phận Trái đất" đầy ám ảnh nhưng ý nghĩa…
Một chú gấu Bắc cực phải cởi bộ lông của mình vì quá nóng. Bức poster này được sáng tạo bởi công ty quảng cáo TBWA (Bỉ) trong chiến dịch The Big Ask trên quy mô 17 quốc gia châu Âu.
Chiến dịch này tổ chức nhằm kêu gọi người dân Bỉ cùng ký vào một bản khuyến nghị chính phủ nước này cải thiện hệ thống pháp luật nhằm bảo vệ môi trường, ngăn chặn biến đổi khí hậu.
Bức poster mô tả cái chết gấu Bắc Cực vì sự nóng lên toàn cầu. Trên thực tế, những vùng biển chết như thế này không chỉ là viễn cảnh trong tương lai. Thống kê của Liên Hợp Quốc cho biết, trong vòng 5 năm từ 2003 - 2008, trên thế giới đã có 450 vùng biển “không sự sống”.
Mới đây nhất, cơ quan Quản lý đại dương và khí quyển Mỹ đã công bố một vùng biển có diện tích 22.000km2 ở vịnh Mexico, tương đương diện tích bang New Jersey sẽ trở thành một vùng biển chết do hệ quả của việc ô nhiễm đất nông nghiệp trầm trọng ở khu vực này.
Bằng cách miêu tả hình ảnh một con vật nuôi gần gũi với chúng ta - chú chó đang bơ vơ trên một tảng băng trôi lững lờ, tác giả của tấm poster muốn cho thấy rằng, sự nóng lên toàn cầu không chỉ ảnh hưởng đến các động vật hoang dã ở vùng xa xôi mà còn tác động đến cuộc sống hàng ngày của mỗi chúng ta. Thông điệp của poster này muốn gửi gắm là:
"sự nóng lên toàn cầu đe dọa tất cả các sinh vật sống'.
Theo công bố của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế (IUCN), hiện nay có 21.000 loài sinh vật đang đứng trước nguy cơ biến mất vĩnh viễn. Minh chứng điển hình là rạn san hô Great Barrier Reef ở Australia đang xuống cấp nghiêm trọng vì lốc xoáy, lũ lụt và ô nhiễm.
“Ngừng biến đổi khí hậu trước khi nó biến đổi bạn” chính là thông điệp của bức poster này. Hình ảnh người đàn ông với khuôn mặt giống cá không phải một sự mô tả chính xác về mặt sinh học. Song nó gây ấn tượng mạnh nếu nghĩ về tương lai: khi Trái đất nóng lên, mực nước biển tăng và nhấn chìm tất cả, con người sẽ phải thở bằng mang nếu như muốn tồn tại.
Một trong những hậu quả khôn lường của việc Trái đất nóng lên là sự gia tăng của mực nước biển. Theo ước tính, tới năm 2100, mực nước biển có thể dâng lên 0,8-2m.
Không những thế, với tình trạng này, nguy cơ dải băng lớn ở Greenland sẽ biến mất. Khi đó, mực nước sẽ đẩy tới hơn 7m, đủ để nhấn chìm London và Los Angeles. Các bạn có muốn hình ảnh trong tấm poster là tương lai của con cháu mình sau này?
“Nắm đấm” là tên gọi của tấm poster ra đời ở Brazil này. Nó gửi tới thông điệp: “Con người sẽ nhận lại đúng những gì mình đã cho thiên nhiên”.
Hình ảnh nắm đấm mây lấy cảm hứng từ con bão Katrina năm 2004, một cơn bão nhiệt đới bất thường và là hậu quả của tình trạng biến đổi khí hậu. Theo ước tính, sau khi cơn bão này đi qua Đông Nam Brazil, thiệt hại nó gây ra lên tới 350 triệu USD (gần 7.400 tỷ VND).
Tháng 3/2008, cơ quan truyền thông Hàn Quốc - Daehong đã cho sản xuất một loạt các poster như thế này nhằm gia tăng hiểu biết của người dân về hệ sinh thái Trái đất cũng như kêu gọi chống lại các hoạt động phá hoại môi trường khiến mực nước biển dâng.
Không chỉ ở riêng Hàn Quốc, cả châu Âu trong tháng 6/2013 đã “thoi thóp” vì lụt lội. Khi con sông Danube dâng cao tới mức kỷ lục 8,9m, hàng ngàn người dân Đức, Áo, Slovakia, Ba Lan và Cộng hòa Séc đã phải sơ tán khỏi chỗ ở vì vỡ đê và dòng nước lũ nhấn chìm tất cả.
Với tên gọi, “Empire State”, poster này đã thể hiện quá rõ ý đồ của tác giả. Đây chính là hình ảnh của nước Mỹ với những đám mây đen đặc từ các nhà máy công nghiệp và tất cả chìm trong nước với "sự cai quản" của bầy cá mập.
Trái đất đang tan chảy như một que kem và ai là người ăn kem? Chính con người đang tự hủy hoại cuộc sống của chính mình. Biến đổi khí hậu không ở xa xôi mà gần ngay trước mắt bạn.
Mới đây, Viện Nghiên cứu Tác động Biến đổi Khí hậu Postdam đã đưa ra một báo cáo khoa học, trong đó, khẳng định Đông Nam Á là khu vực chịu tác động cực đoan nhất từ sự nóng lên toàn cầu. Theo đó, mức nhiệt độ trung bình sẽ đạt 40 độ C và thành phố Hồ Chí Minh là một trong những nơi hứng chịu hậu quả nặng nề nhất.
Tạm kết: Có một sự thật rõ ràng, đó là Trái đất của chúng ta đang ngày một nóng lên. Bởi thế, lựa chọn con đường sống hay chết hoàn toàn tùy thuộc nhận thức và hành động của chính chúng ta.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
- Chủ tịch tỉnh Bình Định chỉ đạo điều tra vụ chặt phá gần 6ha rừng tự nhiên
- Tổ chức WWF đề xuất lộ trình giảm túi ni-lông trong siêu thị, trung tâm thương mại tại Đà Nẵng, Phú Yên
- Đà Nẵng đề xuất chuyển 43,79 ha rừng trồng để Sun Group làm dự án khu biệt thự sinh thái
- Vi phạm khai thác khoáng sản, Công ty TNHH Phú Điền bị phạt 238 triệu đồng
- Phát động Chương trình "Rừng Xanh Lên" năm 2024 phục hồi 25 ha rừng nối giữa Hòa Bình và Sơn La.
- Lâm Đồng yêu cầu điều tra vụ đầu độc thông trên đất rừng giao cho Công ty Cổ phần Hà Phong quản lý.
- TPHCM yêu cầu các sở cung cấp hồ sơ dự án cây xanh cho Bộ Công an
- Cần hạn chế đốn hạ cây xanh khi xây dựng các công trình
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
(Tin Môi Trường) - Thành phố Đồng Xoài treo thưởng tiền cho người nào tìm, cung cấp thông tin xác định thủ phạm gây ra mùi hôi thời gian qua.
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.