Môi trường » Bảo vệ môi trường
Những hệ lụy do sử dụng phân bón tràn lan trong sản xuất nông nghiệp
(11:35:08 AM 03/12/2014)Ảnh minh họa: TL
Ở Việt Nam, để có những thành tựu nổi bật về sản xuất lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả không thể không nhờ đến thâm canh mà trong thâm canh yếu tố phân bón giữ vai trò quyết định. Tuy vậy, việc sử dụng phân bón tràn lan không những gây lãng phí, mà còn tác động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe con người.
Thạc sĩ Trần Xuân Định, Phó Cục trưởng Cục trồng trọt-Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Thống kê cho thấy từ năm 1985 đến nay, diện tích gieo trồng ở nước ta chỉ tăng khoảng 60% nhưng lượng phân bón tiêu thụ tăng tới 500%. Việt Nam hiện sử dụng khoảng 10 triệu tấn phân bón các loại mỗi năm, trong đó phân đạm urê chiếm khoảng 19%, lân 18%, kali 9%, NPK 37%, DAP 9%, SA 8%.
Ước tính dựa trên diện tích gieo trồng các cây trồng và liều lượng bón trung bình cho các cây trồng khác nhau, lượng phân bón sử dụng cho cây lúa chiếm tới 68%, ngô 8,7%, cây công nghiệp 13,3%, rau quả 1,7%, cây trồng khác 7,6%. Tính trên đơn vị diện tích lượng phân bón sử dụng trung bình mỗi năm 1.000 kg/ha đất sản xuất nông nghiệp, 750 kg/ha diện tích gieo trồng. Như vậy mức độ thâm canh ở nước ta thuộc loại cao so với nhiều nước trên thế giới.
Chỉ tính riêng 10 tháng đầu năm 2014, theo số liệu của Bộ Công Thương, lượng phân bón đã nhập khẩu khoảng 3,3 triệu tấn, giá trị 1,09 tỷ USD, so với 10 tháng đầu năm 2013, lượng phân bón nhập khẩu giảm 14,1% về lượng do giá phân bón thế giới xuống nên giá trị giảm 24,2%. Tuy vậy, giá phân bón bán lẻ thường xuyên biến động theo hướng tăng với tốc độ cao hơn giá bán nông sản, chi phí tăng cao làm thu nhập thực tế của nông dân giảm đi. Năm 2013, Việt Nam cũng đã xuất khẩu trên 1 triệu tấn và giá trị kim ngạch đạt gần 400 triệu USD.
Kết quả điều tra của các chuyên gia Viện nghiên cứu lúa gạo Quốc tế (IRRI) trong khuôn khổ hợp tác với Việt Nam cũng đã chỉ ra rằng, trong sản xuất lúa gạo nông dân Việt Nam tiêu tốn phân bón và thuốc bảo vệ thực vật/đơn vị diện tích cao nhất thế giới. Tính từ 1961 đến 2007, sản lượng phân bón tiêu thụ của Việt Nam tăng 22 lần, bình quân sử dụng N P2O5 K2O là 318,4kg/ha. Số tiền bị lãng phí do mất đi do sử dụng phân bón không đúng và không cân đối hàng năm ước tính 1,5 tỷ đến 1,7 tỷ USD.
Theo Giáo sư Nguyễn Văn Bộ, nguyên Giám đốc Viện Khoa học Kinh tế nông nghiệp: Việt Nam đang canh tác trên khoảng 10,12 triệu ha đất sản xuất nông nghiệp và nhiều cây trồng trên đất dốc, đất cao, nơi dòng chảy mặt hoặc rửa trôi lớn như cà phê, cao su, hồ tiêu, sắn... Với lúa, việc khó quản lý nước tràn bờ trong mùa mưa cũng làm thất thoát phân bón đáng kể. Đất dùng cho sản xuất nông nghiệp rất đa dạng với nhiều yếu tố hạn chế hiệu quả sử dụng phân bón. Về tính chất vật lý-nước thì nhiều loại đất có thành phần cơ giới nhẹ, phân bón dễ bị rửa trôi.
Về hóa tính hầu hết đất có độ chua cao, dung tích hấp thu, hàm lượng hữu cơ thấp. Các loại đất thuộc nhóm ferralit, đất phèn lại có hàm lượng sắt, nhôm cao làm cho phân lân dễ bị cố định... Nhìn chung điều kiện thời tiết, khí hậu có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng phân bón. Nhiệt độ cao làm tăng mất đạm dạng NH3 trong môi trường ngập nước và NO3; các oxyt nitơ trong điều kiện canh tác cạn. Khí nhà kính từ phân đạm, NXO có chỉ số GWP cao gấp 310 lần CO2. Trong mùa mưa, lượng mưa lớn với cường độ cao dễ làm mất dinh dưỡng qua xói mòn, rửa trôi, chảy tràn...
Đặc biệt, nhiệt độ và độ cao đẩy nhanh quá trình khoáng hóa hữu cơ trong đất cũng như phân hữu cơ, chuyển hóa các loại phân bón trong môi trường đất. Tất cả phân bón bị mất do xói mòn, rửa trôi đều gây ra phú dưỡng nguồn nước, làm ô nhiễm môi trường, đồng thời là tác nhân gây ung thư cho con người cũng như tác động tiêu cực đến ngành thủy sản.
Theo kết quả điều tra của Tổ chức nông lương Liên hợp quốc (FAO), hiệu quả sử dụng phân bón ở Việt Nam chỉ đạt 45-50%. Điều đó có nghĩa là nông dân cứ bón 100 kg phân urea hoặc NPK vào đất, chỉ có 45-50 kg phân là được cây trồng hấp thụ và cho ra sản phẩm nông sản phục vụ mục đích gieo trồng, còn lại 50-55kg phân bón mất đi. Do công nghệ sản xuất lạc hậu nên nhiều loại phân bón, kể cả phân bón công nghiệp chưa được đầu tư công nghệ mới, hiện đại nên chất lượng sản phẩm chưa cao, nhiều tạp chất.
Đáng lo ngại nhất là các xưởng quy mô nhỏ sản xuất theo kiểu "cuốc xẻng" cho ra lò các loại phân bón gốc không khá gì hơn đất mặt, hay phân bón lá không khác nước lã. Nhiều loại phân để đánh lừa nông dân, thay vì bổ sung dinh dưỡng thì họ lại bổ sung chất điều hòa, kích thích sinh trưởng.
Trong nhiều năm chúng ta thiếu hụt lương thực, thực phẩm nên mọi giải pháp đều hướng vào tăng năng suất, trong đó có bón phân trung bình trong 40 năm qua, năng suất lúa của chúng ta tăng gấp 2,5 lần so với trung bình thế giới. Nhiều cây trồng có năng suất hàng đầu như cà phê, hồ tiêu, điều... Một số cây trồng khác tiếp cận với nhóm năng suất cao như ngô, sắn, lạc. Với một số cây trồng, khi được giá nông dân bón liều lượng cao gấp 2-3 lần nhu cầu của cây, điển hình là cà phê.
Cho đến thời điểm này, rất ít nghiên cứu và khuyến nông về phân bón. Cụ thể như Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đầu tư nghiên cứu 3 đề tài, nhưng không có đề tài về phân hóa học. Tuyệt đại các tiến bộ kỹ thuật về phân bón trong hơn 20 năm qua là từ các dự án Hợp tác quốc tế. Vì vậy, để sử dụng hợp lý các loại phân bón trong sản xuất nông nghiệp, đòi hòi các nhà quản lý, các nhà khoa học chuyên ngành cần có những nghiên cứu và giải pháp khoa học phù hợp về việc sử dụng phân bón trong sản xuất nông nghiệp hiện nay.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
- Chủ tịch tỉnh Bình Định chỉ đạo điều tra vụ chặt phá gần 6ha rừng tự nhiên
- Tổ chức WWF đề xuất lộ trình giảm túi ni-lông trong siêu thị, trung tâm thương mại tại Đà Nẵng, Phú Yên
- Đà Nẵng đề xuất chuyển 43,79 ha rừng trồng để Sun Group làm dự án khu biệt thự sinh thái
- Vi phạm khai thác khoáng sản, Công ty TNHH Phú Điền bị phạt 238 triệu đồng
- Phát động Chương trình "Rừng Xanh Lên" năm 2024 phục hồi 25 ha rừng nối giữa Hòa Bình và Sơn La.
- Lâm Đồng yêu cầu điều tra vụ đầu độc thông trên đất rừng giao cho Công ty Cổ phần Hà Phong quản lý.
- TPHCM yêu cầu các sở cung cấp hồ sơ dự án cây xanh cho Bộ Công an
- Cần hạn chế đốn hạ cây xanh khi xây dựng các công trình
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
(Tin Môi Trường) - Thành phố Đồng Xoài treo thưởng tiền cho người nào tìm, cung cấp thông tin xác định thủ phạm gây ra mùi hôi thời gian qua.
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.