»

Chủ nhật, 19/01/2025, 03:30:40 AM (GMT+7)

Những giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề điêu khắc ở Bình Dương

(07:52:06 AM 05/03/2015)
(Tin Môi Trường) - năm qua, các làng nghề ở vùng nông thôn nước ta đã đóng góp đáng kể cho phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Nhưng do sự phát triển tự phát, ồ ạt và thiếu quy hoạch nên môi trường ở các làng nghề bị ô nhiễm nghiêm trọng. Tiêu biểu như trên địa bàn tỉnh Bình Dương có 9 làng nghề hội đủ các tiêu chí được công nhận làng nghề truyền thống, trong đó có làng nghề điêu khắc. Môi trường không khí tại làng nghề điêu khắc hiện nay đã bị ô nhiễm bụi, hơi, dung môi và nước thải, gây phát sinh gây ô nhiễm môi trường nước, môi trường đất xung quanh các cơ sở này.

[-]Những[-]giải[-]pháp[-]giảm[-]thiểu[-]ô[-]nhiễm[-]môi[-]trường[-]làng[-]nghề[-]điêu[-]khắc[-]ở[-]Bình[-]Dương[-]

Ảnh minh họa


Mặc dù các làng nghề điêu khắc trên địa bàn tỉnh Bình Dương thuộc ngành nghề có mức độ gây ô nhiễm môi trường không lớn nhưng do nằm xen kẽ trong khu dân cư, không tập trung thành điểm, cụm như các địa phương khác nên hoạt động của làng nghề gây những tác động không nhỏ đến cuộc sống của cộng đồng dân cư trong khu vực. 


Nhóm các nhà khoa học của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh tiến hành nghiên cứu tại 57 cơ sở điêu khắc ở tỉnh Bình Dương đã cho thấy, các cơ sở sản xuất hầu hết là những cơ sở sản xuất nhỏ lẻ và chủ yếu là điêu khắc gỗ (48 cơ sở), còn lại điêu khắc đá (9 cơ sở). Tuy vậy, những cơ sở điêu khắc đá này hoạt động không đều, sản xuất cầm chừng theo đơn đặt hàng. Nguồn ô nhiễm đặc trưng của nghề điêu khắc là tiếng ồn, bụi, riêng điêu khắc đá có thêm nguồn ô nhiễm là nước thải. 


Trong số 48 cơ sở điêu khắc gỗ, nhiều cơ sở chỉ nhận đục gia công cho các công ty, tập trung chủ yếu ở thị xã Thuận An nên không phát sinh nước thải sản xuất, chỉ phát sinh bụi và chất thải rắn. Nước thải phát sinh từ các sơ sở điêu khắc chủ yếu là nước thải sinh hoạt, trong số 57 cơ sở khảo sát chỉ duy nhất một cơ sở có hệ thống xử lý nước thải là doanh nghiệp tư nhân Trường Hưng, các cơ sở còn lại thải trực tiếp ra ngoài hoặc qua bể tự hoại trước khi thải ra môi trường. 


Bụi phát sinh từ quá trình cưa, cắt, chà, nhám… và hơi dung môi của khu vực sơn hầu như không được thu gom, xử lý, chỉ một vài cơ sở có máy hút bụi khu vực chà nhám và có màng nước để thu gom lượng sơn thừa trong quá trình phun sơn như Trường Hưng và Trường dạy nghề Minh Tâm. Chất thải rắn của nghề điêu khắc gỗ chủ yếu là dăm bào và gỗ vụn, nên lượng thải không lớn và hầu hết được tận dụng làm nhiên liệu trong sinh hoạt hàng ngày của các hộ gia đình. Môi trường không khí xung quanh của nghề điêu khắc đá bị ô nhiễm do bụi đá và tiếng ồn. 


Điêu khắc gỗ thì bụi từ các quy trình sản xuất cưa, đục, chà nhám… kết hợp với tiếng ồn của việc cưa xẻ gỗ và hơi dung môi của quá trình phun sơn không được thu gom, đã làm ô nhiễm môi trường không khí xung quanh. Nước thải của quá trình điêu khắc đá có lẫn chất tẩy rửa và sơn còn nước thải của quá trình điêu khắc gỗ là nước thải sinh hoạt, chứa hàm lượng ô nhiễm cao nên khi thải ra môi trường gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, nước mặt và môi trường đất. 


Do quy mô sản xuất của làng nghề điêu khắc xen lẫn với khu dân cư nên người dân xung quanh bị ảnh hưởng trực tiếp bởi tiếng ồn, bụi, nước thải… Do đó, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, ngoài da và mắt. Đặc biệt trong bụi phát sinh từ hoạt động chế tác đá còn phát sinh một lượng không nhỏ SiO 2 rất có hại cho sức khỏe. Sức khỏe của người lao động cũng như người dân tại chính làng nghề bị suy giảm, dẫn tới giảm năng suất lao động, tăng chi phí khám chữa bệnh… gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động phát triển sản xuất của làng nghề. 


Để khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại làng nghề điêu khắc ở Bình Dương, các nhà khoa học Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh đã đưa ra một số giải pháp khả thi. Trước hết là xây dựng các cơ chế chính sách tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất của làng nghề điêu khắc vay vốn ưu đãi để phát triển sản xuất, thay đổi công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường, áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn, các công nghệ đơn giản để xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn. Trường tiến hành nghiên cứu các công nghệ thân thiện với môi trường, các công nghệ xử lý chất thải phù hợp với làng nghề điêu khắc và tuyên truyền, phổ biến cho các cơ sở sản xuất của làng nghề điêu khắc. 


Xây dựng tiêu chí “Làng nghề điêu khắc xanh” và các chính sách liên quan, để doanh nghiệp tham gia vào “Sách xanh”. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương cần xây dựng kế hoạch định kỳ giám sát môi trường ở một số cơ sở điêu khắc điển hình ở địa phương để có số liệu đánh giá diễn biến môi trường; tăng cường thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường, xử lý nghiêm khắc và triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại làng nghề điêu khắc. 


Sở tiến hành kiểm kê phát thải từ các nguồn thải tại các làng nghề điêu khắc để quản lý được các thông tin về tổng lượng thải và tải lượng ô nhiễm của các chất thải; thu thập thông tin, số liệu, tạo lập các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, trao đổi, chia sẻ, công bố thông tin, số liệu môi trường làng nghề điêu khắc; tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường; xây dựng các mô hình trình diễn để chuyển giao công nghệ sản xuất mới, công nghệ xử lý chất thải giảm thiểu ô nhiễm môi trường, từ đó nhân rộng ra cho các cơ sản xuất và các hộ gia đình trong làng nghề điêu khắc. 

 

Bình Dương quan tâm hoàn thiện bộ máy quản lý môi trường các cấp phường, xã, thị trấn; tăng cường áp dụng các công nghệ xử lý chất thải; quy định và triển khai có hiệu quả việc áp dụng các công nghệ xử lý khí thải, nước thải…; khuyến khích các cơ sở trong làng nghề áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn để vừa giảm lượng phát thải, vừa mang lại hiệu quả kinh tế; tổ chức các lớp đào tạo, trình diễn thử nghiệm áp dụng sản xuất sạch hơn cho các chủ cơ sở sản xuất tại làng nghề điêu khắc. 


Tỉnh hỗ trợ kinh phí nghiên cứu cho các mô hình trình diễn và cho vay ưu đãi với các cơ sở áp dụng sản xuất sạch, xây dựng hệ thống xử lý chất thải; hỗ trợ một phần kinh phí quan trắc môi trường định kỳ hàng năm (30%) , phần còn lại thu của các cơ sở sản xuất. Về biện pháp kỹ thuật: Tập trung tất cả các công đoạn có phát sinh bụi đá hay bụi gỗ tại một nơi nhất định và lắp đặt buồng lắng bụi và thiết bị lọc tay áo đối với khu vực đó; lắp đặt hệ thống hút, lọc bụi sơn bằng màng nước; n ước thải sau xử lý đạt cột A của QCVN 40:2011/BTNMT. Đây là những giải pháp có tính khả thi và có thể áp dụng ở các cơ sở điêu khắc tại tỉnh Bình Dương và trong cả nước.

 

Tôn Thất Lãng
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Những giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề điêu khắc ở Bình Dương

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI