»

Chủ nhật, 19/01/2025, 02:38:37 AM (GMT+7)

Nhận chìm vật chất khổng lồ ở Quảng Ngãi do tiến độ quá gấp!

(18:11:42 PM 03/01/2019)
(Tin Môi Trường) - Theo ông Đinh Văn Chung, phó giám đốc Công ty Cổ phần Thép Hòa Phát Dung Quất, việc nhận chìm vật chất tốn rất nhiều chi phí nhưng để kịp tiến độ hoàn thành dự án như cam kết với tỉnh Quảng Ngãi và Chính phủ thì phải làm.

 Nhận[-]chìm[-]vật[-]chất[-]khổng[-]lồ[-]ở[-]Quảng[-]Ngãi[-]do[-]tiến[-]độ[-]quá[-]gấp!

Cầu cảng Hòa Phát Dung Quất đang được gấp rút hoàn thiện - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG
 
Trong văn bản kiến nghị gửi Thủ tướng, Công ty Cổ phần thép Hòa Phát Dung Quất cho biết có ba phương án để xử lý khối vật chất nạo vét dư thừa lên tới 15,5 triệu m3 gồm tích trữ để bán cho doanh nghiệp trong nước, xuất khẩu sang Singapore và nhận chìm chất nạo vét dư thừa trên biển Quảng Ngãi.
 
"So với các phương án thì việc nhận chìm tốn rất nhiều chi phí của chúng tôi nhưng để kịp tiến độ hoàn thành dự án như cam kết với tỉnh Quảng Ngãi và Chính phủ thì phải làm" - ông Đinh Văn Chung, phó giám đốc Công ty Cổ phần Thép Hòa Phát Dung Quất nói.

Trước không nhận chìm, sau... nhận chìm
 
Dự án khu liên hiệp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất gồm 2 hạng mục chính là nhà máy sản xuất và cảng chuyên dùng nằm tại huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
 
Dự án này được chấp nhận chủ trương đầu tư đầu năm 2017 và Bộ Tài nguyên môi trường đánh giá tác động môi trường (ĐTM) tháng 8-2017.
 
Trong bản đánh giá tác động môi trường, dự kiến khối lượng nạo vét phát sinh từ quá trình xây dựng cảng khoảng 9 triệu m3, chủ dự án tận dụng khoảng 4 triệu m3 để san lấp nội bộ và phần còn lại được bán cho các đơn vị khác để san lấp. Đáng lưu ý là trong ĐTM này, dự án không thực hiện việc nhận chìm vật chất nạo vét ở biển.
 
Tuy nhiên đến đầu năm 2018, dự án điều chỉnh quy mô cầu cảng số 5,10,11 và được Bộ Giao thông vận tải chấp thuận theo hướng nâng công suất cảng đón tàu có tải trọng từ 150 ngàn tấn lên 200 ngàn tấn.
 
Việc nâng công suất này làm tăng khối lượng nạo vét từ 9 triệu m3 ban đầu lên 19 triệu m3, phát sinh khối lượng 15,5 triệu m3 phải xử lý.
 
Trao đổi, ông Đinh Văn Chung cho biết đến nay đã nạo vét thành công khoảng 4 triệu m3 phục vụ san lấp tại chỗ cho dự án.
 
Giải thích lý do thay đổi từ "không nhận chìm" sang "nhận chìm" tới 15,5 triệu m3, ông Chung nói việc nạo vét sâu xuống cao trình -22m là để nâng công suất cảng phù hợp với đội tàu vận tải có tải trọng lớn trong lĩnh vực chuyên dụng.
 
Ông Chung lý giải ban đầu khi mới tính nạo vét 9 triệu m3 đã ký hợp đồng nguyên tắc dự trù bán khoảng 5 triệu m3 cho một số dự án trong vùng và TP Đà Nẵng.
 
Tuy nhiên vì một số lý do, sau này không có dự án nào tiếp nhận với khối lượng lớn như vậy. Trong điều kiện không có mặt bằng và cũng không có đơn vị mua san lấp. Chính phủ cũng dừng cho xuất khẩu cát nhiễm mặn nên từ giữa năm 2018, đơn vị này xin nhận chìm 15,5 triệu m3 vật chất nạo vét ngoài khơi để đảm bảo kịp tiến độ triển khai.
 
"15,5 triệu m3 cần mặt bằng rộng 300ha với chiều cao 5m để chứa. Không có mặt bằng nào chứa nổi và không có phương án nào khả thi hơn việc nhận chìm. Trong khi đó, khu liên hợp dự kiến sẽ hoàn thành vào quý 2-2019, nếu chậm trễ sẽ ảnh hưởng đến hợp đồng với 6.000 công nhân nhà máy, khoảng 200 đối tác và cam kết với chính quyền" - ông Chung lý giải.
 
Ông Chung cho biết sau khi dùng 4 triệu m3 để san lấp mặt bằng, việc nạo vét phải dừng lại do bế tắc đầu ra. Tiến độ tổng thể của dự án đã chậm trễ vì cảng chưa làm xong.
 
Nhận[-]chìm[-]vật[-]chất[-]khổng[-]lồ[-]ở[-]Quảng[-]Ngãi[-]do[-]tiến[-]độ[-]quá[-]gấp!
Thiết bị nạo vét luồng cảng thực hiện hút khoảng 4 triệu m3 phục vụ san lấp tại dự án khu liên hợp - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG
 
Vị trí nhận chìm đã từng được... "nhận chìm"
 
Trả lời câu hỏi về những lo ngại liên quan đến môi trường, ông Chung nói việc nạo vét và nhận chìm vật chất là hoạt động bình thường trong đầu tư xây dựng cảng.
 
Theo ông Chung, việc khảo sát, đánh giá ĐTM đã được phía đơn vị này thực hiện kỹ lưỡng.
 
"Hiện nhà máy chúng tôi chưa đưa vào sản xuất nên chưa hề có chất thải. Nên hiểu đây là mang vật chất dưới vùng biển cầu cảng đến một vị trí ngoài khơi mà hầu như quốc gia nào cũng thực hiện khi làm cảng" - ông Chung nói.
 
Khi được hỏi về tiến độ và phương pháp thực hiện, ông Chung cho biết đã ký hợp đồng nguyên tắc với tập đoàn DEME (Bỉ). Đây là doanh nghiệp lớn có kinh nghiệm xử lý hút bùn tự hành sử dụng công nghệ tàu "hút bụng xả đáy".
 
"Họ sử dụng đội tàu tải trọng lớn dùng vòi hút đáy biển lên khoang, sau đó đóng kín và di chuyển đến vị trí nhận chìm mở cửa xả đáy, không dùng vòi hút từ khoang tàu ra. Chúng tôi dự kiến với khối vật chất này cần thời gian 6 tháng để xử lý" - ông Chung cho biết.
 
Ông Đỗ Minh Hải, giám đốc Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Quảng Ngãi, cho biết vị trí dự định nhận chìm cách nơi nạo vét gần 7km về hướng Đông, cách đảo Lý Sơn khoảng 28km đã từng là nơi "nhận chìm" của một số dự án cải tạo cảng trước đây.
 
 Nhận[-]chìm[-]vật[-]chất[-]khổng[-]lồ[-]ở[-]Quảng[-]Ngãi[-]do[-]tiến[-]độ[-]quá[-]gấp!
Vị trí cầu cảng số 10 và 11, nơi dự kiến sẽ nạo vét khối lượng vật chất 15,5 triệu m3 mang ra biển nhận chìm- Ảnh: TRƯỜNG TRUNG
 
Cụ thể đã từng có 2 dự án liên quan đến cảng thực hiện việc nhận chìm ở đây. Năm 2006 nhận chìm khoảng 1,2 triệu m3 và năm 2016 nhận chìm 960 ngàn m3.
 
Là một trong 22 thành viên trong hội đồng thẩm định báo cáo ĐTM, ông Hải cho rằng có thể "an tâm được" với việc nhận chìm vật chất này dù khối lượng khá lớn.
 
Cũng theo ông Hải, Bộ Tài nguyên môi trường cần sớm thực hiện quy hoạch vùng nhận chìm vật chất bởi hoạt động nạo vét xây mới cảng và cải tạo cảng sẽ diễn ra thường xuyên hơn trên cả nước trong thời gian tới.
(Trường Trung/TTO)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nhận chìm vật chất khổng lồ ở Quảng Ngãi do tiến độ quá gấp!

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI