»

Thứ sáu, 22/11/2024, 15:04:57 PM (GMT+7)

Nghệ An: Trại bò sữa của Công ty Cổ phần thực phẩm sữa TH gây ô nhiễm

(16:58:37 PM 21/05/2013)
(Tin Môi Trường) - Hơn 1 năm nay, hàng trăm hộ dân ở 7 xóm, thuộc 2 xã Nghĩa Lâm và Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) phải sống trong vùng bị ảnh hưởng ô nhiễm, do nằm cạnh các trang trại bò sữa của Công ty CP thực phẩm sữa TH. Mặc dù đã có phương án di dời đến nơi ở mới, nhưng sau hơn 1 năm chờ đợi, những mong mỏi của người dân vẫn chưa trở thành hiện thực.

 
Nước giếng sinh hoạt của người dân không thể sử dụng vì bị ô nhiễm
 
Thung lũng…ô nhiễm
 
Trong tất cả 7 xóm của hai xã nói trên, xóm Tân Lâm (xã Nghĩa Lâm) bị ảnh hưởng nặng nhất của sự ô nhiễm. Phía trước mặt bao quanh bởi các cụm trại bò, sau lưng là dòng sông Sào, kể từ ngày có đàn bò, 60 hộ dân xóm Tân Lâm đã bắt đầu cảm nhận được nguy cơ "sống chung với ô nhiễm” ngày càng cao, vì thế người dân ở đây gọi xóm mình ở là thung lũng ô nhiễm.
 
Có mặt tại đây, chúng tôi chứng kiến đoạn đường dẫn vào xóm bốc lên mùi hôi thối của nước tiểu và phân bò, mặt đường đất đen nhẻm. Ông Trần Hồng Lý – xóm trưởng Tân Lâm ngán ngẩm: "Ô nhiễm hơn 1 năm nay rồi chú à, trời nắng thì bụi (do xe chở phân bò vương vãi), trời mưa thì nước sình đen vì ô nhiễm từ các trang trại đổ về nhà. Nói thật là chúng tôi muốn di dời lắm, nhưng vẫn chưa được”. Theo chân ông xóm trưởng, chúng tôi men theo con đường nhỏ, mặc dù đường được đổ bê tông nhưng trên bề mặt đường chỉ toàn một lớp đất mùn đen, trộn lẫn với nước, nhão nhoét từ đầu đến cuối xóm.
 
Nếu như đường sá, vườn tược bị ô nhiễm phân và nước tiểu của trang trại ngấm xuống thì nguồn nước tại đây được xem là mối nguy nhất của người dân. Cứ sau mỗi trận mưa là nguồn nước giếng bị nhiễm bẩn nghiêm trọng, thậm chí có mùi của phân. Anh Trần Văn Trang – cán bộ y tế xóm Tân Lâm cho biết "Lâu nay, nguồn nước giếng của xóm có mùi hôi, màu nước bị đục, tắm bị ngứa, nổi từng mụn nhỏ rất khó chịu”. Múc thử gầu nước giếng, chúng tôi thấy màu nước rất đục, giống màu đất, có mùi khai. Điều nữa là xung quanh xóm, chỗ nào cũng thấy ruồi nhặng, nhiều gia đình vì ở ngay sát với trại bò nên mỗi khi ăn cơm là phải buông màn. Chị Nguyễn Thị Phượng chia sẻ: "Mưa thì nước chảy vào nhà, nắng thì ruồi nhặng rất nhiều, hơn 1 năm nay chúng tôi phải chịu cảnh khốn khổ này rồi”.
 
Theo ông Trần Hồng Lý, xóm có 14 hộ ở gần trại bò, nước giếng không sử dụng được. Qua phản ánh, Công ty CP Thực phẩm sữa TH đã hỗ trợ 2,7 triệu đồng cho một số hộ mua bình chứa nước và một số hộ khác được hỗ trợ 500 ngàn đồng; thuốc khử làm sạch nước giếng thì công ty hỗ trợ toàn bộ cho các hộ có nhu cầu sử dụng. Hiện nay, nhiều gia đình ở xóm Tân Lâm chỉ sử dụng nước giếng để tắm, giặt, còn nấu nướng phải đi mua nước sạch về dùng.
 
Mong muốn tái định cư
 
Trước thực trạng cấp bách của hàng trăm hộ dân, mà đặc biệt là 4 xóm thuộc xã Nghĩa Lâm, chính quyền địa phương từ cấp xã đến huyện đã có phương án tái định cư (TĐC) cho người dân. Nhưng hơn 1 năm nay, việc di dời người dân ra khỏi "thung lũng ô nhiễm” vẫn đang là quá chậm. 
 
Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Đức An –Trưởng phòng Tài nguyên Môi trường huyện Nghĩa Đàn cho biết "Phòng TN-MT  tiến hành khảo sát đất đai để xây dựng khu TĐC. Và sau khi tham khảo ý kiến của lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện, lãnh đạo và nhân dân thuộc diện TĐC 3 xã Nghĩa Lâm, Nghĩa Sơn và Nghĩa Yên, Công ty CP Thực phẩm sữa TH đã lựa chọn được 2 vị trí tại xóm Yên Khang, xã Nghĩa Lâm và xóm Sơn Bắc, xã Nghĩa Sơn. Bên cạnh đó, Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Nghĩa Đàn cũng đã hoàn thành kiểm đếm về đất đai, nhà cửa, kiến trúc của gần 350 hộ dân phải di dời tại 4 xóm của xã Nghĩa Lâm. Tuy nhiên, việc áp giá đền bù đang phải chờ chủ trương nên chưa tiến hành chi trả tiền đền bù cho các hộ dân”. 
 
Về vấn đề này, ông Lê Văn Cần – trưởng ban đối ngoại, Công ty CP sữa TH giải thích: "Sau khi có ý kiến phản ánh của người dân, chúng tôi đã hỗ trợ các vật dụng thiết yếu cho việc khắc phục ô nhiễm. Hiện, chúng tôi đang phối hợp với chính quyền để xây dựng xong khu TĐC nhanh di dời người dân về đó. 
 
Như vậy, một dự án lớn, có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An, mặc dù đã đi vào hoạt động, nhưng những vấn đề phát sinh xung quanh với hàng trăm hộ dân vẫn chưa thực hiện được. Mong rằng Công ty CP TH và các cấp chính quyền nhanh chóng ổn định cuộc sống cho người dân vùng bị ảnh hưởng, đừng để dân phải sống trong tình cảnh ô nhiễm lâu như vậy.

(Theo Đại Đoàn Kết)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nghệ An: Trại bò sữa của Công ty Cổ phần thực phẩm sữa TH gây ô nhiễm

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.

Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI