»

Thứ bảy, 18/01/2025, 13:18:50 PM (GMT+7)

Nam Cực bị đe dọa bởi sự "xâm lược" của côn trùng và thực vật

(16:39:01 PM 21/06/2017)
(Tin Môi Trường) - Ngày càng có nhiều chuyến du lịch đến Nam Cực hơn cũng như sự ấm lên của lục địa này khiến cho châu lục lạnh giá đang bị đe dọa.

Nam[-]Cực[-]bị[-]đe[-]dọa[-]bởi[-]sự[-]"xâm[-]lược"[-]của[-]côn[-]trùng[-]và[-]thực[-]vật

Một chú chim cánh cụt tại Nam Cực
 
Các khối băng tuyết tại Nam Cực đang dần chuyển thành màu xanh lá cây do sự phát triển của rêu và tảo. Nhưng một mối nguy hại mới với Nam Cực đã được các nhà khoa học cảnh báo đó chính là ruồi và những loại côn trùng khác.
 
Khi ngày càng có nhiều khách du lịch đến tham quan Nam Cực, những loại sinh vật xâm thực như côn trùng và thực vật lại càng được phát tán mạnh hơn. Côn trùng và thực vật đến với Nam Cực ở dạng ấu trùng dần thích nghi và phát triển hơn khi nhiệt độ tại châu lục này đã tăng hơn 3 độ C trong một thập kỷ qua.
 
Các sông băng ngày càng thu hẹp diện tích để lộ nhiều vùng đất trống, nhanh chóng bị rêu phát triển lấp chỗ. Theo các nhà khoa học, những "cánh đồng rêu" này là môi trường thích hợp cho những kẻ xâm thực như ruồi trú ẩn và phát triển.
 
Quá trình xâm thực của các loài côn trùng và thực vật mới tại Nam Cực đang được các nhà khoa học theo dõi sát do vùng đất này được xem là châu lục dễ tổn thương nhất từ tình trạng nóng lên của toàn cầu.
 
"Ruồi là một ví dụ sinh động về những vấn đề mà Nam Cực phải đối phó với những sinh vật xâm thực. Chúng xuất phát từ các con tàu du lịch, phát triển mạnh trong khoang bếp của tàu và sau đó trú ẩn trong các trại thám hiểm Nam Cực. Bây giờ chúng sẽ thoát ra ngoài môi trường do nhiệt độ tại Nam Cực đang nóng lên, điều này làm chúng tôi lo lắng. Những loại côn trùng như ruồi mang theo các loại mầm bệnh có sức tàn phá đối với các loài sinh vật bản địa", ông Dominic Hodgson nhà khoa học thuộc đội Khảo sát Nam Cực Anh cho biết.
 
Tại Nam Cực có một số loài côn trùng bản địa. Cùng với rêu bản địa những loài côn trùng này đang có nguy cơ biến mất vì 3 nguồn đe dọa chính: các chuyến công tác của các nhà khoa học, sự gia tăng của các đoàn khách du lịch và cuối cùng là sự nóng lên toàn cầu.
 
Trong năm 2016 có khoảng 38.000 khách du lịch đến Nam Cực. Năm nay số lượng khách sẽ tăng lên thành 43.000 người. Dù ông Hodgson cho biết là những khách du lịch đến Nam Cực đều có ý thức giữ gìn thiên nhiên rất tốt. Nhưng với số lượng khách tăng chóng mặt như hiện nay thì nguy cơ phát tán các loài xâm thực là có thật.
 
Theo nhà nghiên cứu Anh Current Biology các loài thực vật tại Nam Cực sẽ phát triển bùng nổ trong những năm tới khi nhiệt độ của lục địa này không ngừng gia tăng. Một nhóm nghiên cứu của trường Đại học Exeter gần đây đã công bố kết luận rằng số lượng rêu phủ trên bề mặt Nam Cực hiện nay đã tăng 4 - 5 lần so với thời 1950.
 
"Sự nhạy cảm của việc phát triển các hòn đảo rêu trong quá khứ gia tăng nhiệt độ cho thấy hệ sinh thái sẽ thay đổi nhanh chóng khi nhiệt độ tiếp tục tăng trong tương lai, dẫn đến những sự thay đổi lớn trong sinh học và cảnh quan của Nam Cực. Nói tóm lại, chúng ta có thể sẽ thấy cây xanh tại Nam Cực, điều đã xảy ra tại Bắc Cực trong thời gian qua", Dan Charman người đứng đầu nhóm nghiên cứu của Đại học Exeter nói.
 
"Côn trùng và các thực vật Nam Cực đã tồn tại ở đó hàng ngàn năm trước. Chúng ta phải hành động ngay từ bây giờ nếu chúng ta muốn cứu vãn khu vực môi trường nguyên sơ cuối cùng này", ông Hodgson nói.
(Theo Một thế giới)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nam Cực bị đe dọa bởi sự "xâm lược" của côn trùng và thực vật

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI