Môi trường » Bảo vệ môi trường
Một lựa chọn quan trọng cho các nước vùng sông Mê Công
(15:12:03 PM 20/01/2016)Tác động của của biến đổi khí hậu từ việc xây dựng hàng loạt đập thuỷ điện trên sông Mê Kông có ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của hơn 70 triệu cư dân
Theo âm hưởng của hội nghị thượng đỉnh COP 21 và một hiệp ước mới về khí hậu toàn cầu, giờ là lúc các nước lưu vực sông Mê Công nhân đôi nỗ lực trong việc bảo vệ vựa lúa của Đông Nam Á.
Khu vực này nằm trong số những nơi dễ bị tổn thương nhất trên thế giới do tác động của biến đổi khí hậu. Ví dụ, sản lượng cá ở hồ Tonlé Sap - nguồn cung cấp hơn 1/3 lượng protein cho 15 triệu người dânCampuchia- đã bị giảm do hạn hán. Đồng bằng sông Cửu Long và các cánh đồng lúa phì nhiêu cũn bị đe dọa nghiêm trọng vì mực nước biển dâng, lụt bão và ảnh hưởng từ các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt.
Tác động của Biến đổi khí hậu tại khu vực có khả năng nhân lên nhiều lần do sự xuất hiện của các công trình thủy điện thiếu bền vững. Hàng chục đập thủy điện được xây dọc theo lưu vực sông Mê Công và các nhánh của nó. Xayaburi và Don Sahong - hai trong số các con đập gây tranh cãi nhất - đang được xây dựng ở Lào trong khi hơn chục dự án xây đập khác đang được xem xét. Đây thực sự là vấn đề vì trong khi thủy điện được quảng cáo là một năng lượng "xanh" không gây khí thải CO2, hiện nay một số nghiên cứu cho thấy trên thực tế, thủy điện chẳng có gì ngoài thương hiệu “xanh”. Các con đập, khi xây dựng xong, sẽ chặn dòng di cư của cá và giảm 1/3 sản lượng đánh bắt cá nước ngọt lớn nhất thế giới trên sông Mê Công, trực tiếp ảnh hưởng đến vấn đề an ninh lương thực của khu vực. Ngoài ra, sản xuất lúa gạo có thể phải đối mặt với một tác động tương tựdo các chất phù sadinh dưỡng bị tắc nghẽn nghiêm trọng.
Tóm lại, việc phát triển năng lượng từ thủy điện sẽ phải trả một cái giá rất cao trên phương diện an ninh lương thực, mất sinh kế, suy thoái hệ sinh thái và tác động ngày một tăng của biến đổi khí hậu. Để thực hiện cam kết về khí hậu, các nước trong khu vực cần xem xét các giải pháp tốt hơn như năng lượng mặt trời và điện gió - có sẵn và ngày càng rẻ hơn - cùng với các dựántái trồng rừng.
Nghiêm trọng hơn, nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng các đập thủy điện lớn không những không giảm thiểu mà còn góp phần gia tăng biến đổi khí hậu.Có hai lý do: (1) các con đập làm suy yếu dòng chảy tự nhiên của sông vốn có chức năng như những bồn chứa giúp loại bỏ khoảng 200 triệu tấn các-bon mỗi năm từbầu khí quyển, và (2) tạo ra khí mêtan - một loại khí nhà kính mạnh hơn khí các-bon đến34 lần –do thảm thực vật thối rữa mắc kẹt dưới đáy các hồ chứa. Các con đập này cũng ảnh hưởng tới sinh kế của người dân tại đồng bằng sông Cửu Long và xói mòn bờ biển, do đó làm cho vùng đồng bằng này còn dễ bị tổn thương hơn trướcsự gia tăng biến đổi khí hậu gây ra nước biển dâng và tần suất và sức mạnh của các cơn bão cũng tăng cao.
Tin vui:đã có một cơ quan chuyên trách- Ủy ban sông Mê Công (MRC - nhằm thúc đẩy hợp tác khu vực về phát triển bền vững của sông Mê Công. Tại cuộc họp vừa diễn ra tại Phnom Penh, các bộ trưởng về Tài nguyên-Môi trường của Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Namtập trung thảo luận những thách thức đã chia rẽ thay vì kết nối họ lại với nhau.
Tin không vui: Hiệp định Mekong, nền tảng quan trọng để tạo lập Ủy ban, đã được ký kết cách đây 20 năm khi hầu hết các chính phủ vẫn chưa nhận thức được tầm quan trong của biến đổi khí hậu. Sau hai thập kỷ, ví dụ mang tính đột phá về hợp tác khu vực nàyđang bộc lộ sự lạc hậu.Do những mâu thuẫncăng thẳng về thủ tục và quy định đối với tác động của các đập lớn đối với vùng hạ lưu, MRC chưa sẵn sàng đểgiải quyết các thách thức đặt ra như thiệt hại về sản lượng thủy sản trong tự nhiên, đồng bằng bị chìm và thu nhỏ lại. Tất cả những điều này kết hợp với các tác động gia tăng của biến đổi khí hậu sẽgây ra cho khu vực những hậu quảnghiêm trọng và không thể đảo ngược.
Trong khi vẫn còn là một công cụ hợp tác khu vựcvô giá, Hiệp định Mê Công cần được đổi mới để phù hợp với thế kỷ 21. May mắn thay, đã tồn tại một giải pháp vô cùng thích hợp: Công ước Liên Hiệp Quốc vềvề Luật sử dụng các nguồn nước quốc tế cho các mục đích phi giao thông thủy (UNWC)Việt Nam công nhận và trở thành quốc gia thành viên MRC đầu tiên và duy nhất phê chuẩnvào năm 2014.
Được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua năm 1997, công ước UNWC hệ thống hóa các nguyên tắc cơ bản và thực thi tốt nhất của pháp luật quốc tế vềnguồn nước và được văn bản hóa cụ thể để củng cố - không thay thế - các thỏa thuận về lưu vực sông đã có như Hiệp định sông Mê Công. Không có điểm gì trong Công ước vô hiệu hóa hay mâu thuẫn với bất kỳ điều khoản nào trong Hiệp định Mê-Công.
Vậy UNWC mang đến thêm giá trị gì? Đầu tiên, UNWC cung cấp một cơ chế và hướng dẫn rõ ràng để giải quyết tranh chấp – đấy là một điểm yếu rất lớn của MRC. Thứ hai, nó giúp làm rõ các quy tắc và thủ tục được diễn tả mơ hồ gây ra mâu thuẫn về cách diễn giải, làm xấu đi quan hệ giữa các thành viên MRC, đặc biệt là qua tham vấn về các đập thủy điện và tác động của chúngtới khu vựchạ lưu. Không giống như Hiệp định sôngMê Công, UNWC áp dụng các quy tắc như nhau cho các đập được xây dựng ở dòng chính và dòng phụ- giúp khép lại một kẽ hở gây bất đồng trong Hiệp định sông Mê Công. Bằng cách đưa Hiệp định sông Mê Công ngang tầm với luật pháp quốc tếđược công nhận, UNWC không thay đổi các quy tắc quá nhiều mà chỉ khiến các quốc gia thành viên MRC có trách nhiệm cao hơn hơn trong việc tuân thủ Hiệp định.
Việc Lào, Campuchia và Thái Lan phê chuẩn của UNWC không có nghĩa họ sẽ tự động từ bỏ các dự án thiếu bền vững, màsẽ giúp nâng cao tiêu chuẩn chất lượng và giảm bớt căng thẳng bằng cách buộc các các quốc gia thành viên MRC xem xét kỹ lưỡng hơn các lợi ích được mất và cân nhắc nhiều hơn đến cách giải pháp năng lượng thay thế "xanh" hiệu quả, dựa trên các tiêu chí tốt nhất có sẵn.
Tại hội nghị COP 21ở Paris, chính phủ các nước trên thế giới cuối cùng cũng thống nhất giải pháp để để đương đầu với biến đổi khí hậu. Các bộ trưởng MRC cũng cần phải có biện pháp cho các vấn đề liên quan đến khí hậu-nước. Khi gặp nhau tại Phnom Penh, họcần nhìn xa hơn những lợi ích quốc gia hạn hẹp để thấy rằng một chiến lược xây đập trên sông không phải là con đường dẫn đến tương lai xán lạn và an toàn về khí hậu cho 60 triệu người dân sinh sống tại vùng sông Mê Công.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
- Chủ tịch tỉnh Bình Định chỉ đạo điều tra vụ chặt phá gần 6ha rừng tự nhiên
- Tổ chức WWF đề xuất lộ trình giảm túi ni-lông trong siêu thị, trung tâm thương mại tại Đà Nẵng, Phú Yên
- Đà Nẵng đề xuất chuyển 43,79 ha rừng trồng để Sun Group làm dự án khu biệt thự sinh thái
- Vi phạm khai thác khoáng sản, Công ty TNHH Phú Điền bị phạt 238 triệu đồng
- Phát động Chương trình "Rừng Xanh Lên" năm 2024 phục hồi 25 ha rừng nối giữa Hòa Bình và Sơn La.
- Lâm Đồng yêu cầu điều tra vụ đầu độc thông trên đất rừng giao cho Công ty Cổ phần Hà Phong quản lý.
- TPHCM yêu cầu các sở cung cấp hồ sơ dự án cây xanh cho Bộ Công an
- Cần hạn chế đốn hạ cây xanh khi xây dựng các công trình
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
(Tin Môi Trường) - Thành phố Đồng Xoài treo thưởng tiền cho người nào tìm, cung cấp thông tin xác định thủ phạm gây ra mùi hôi thời gian qua.
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.