Môi trường » Bảo vệ môi trường
Lào Cai: Môi trường Khu công nghiệp Tằng Loỏng bị ô nhiễm nặng
(12:05:59 PM 04/06/2016)
Ô nhiễm môi trường tại Khu công nghiệp Tằng Loỏng đã “nóng” tại nhiều cuộc họp của HĐND tỉnh, HĐND huyện và trong các cuộc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội những năm qua. Tại cuộc đối thoại với các doanh nghiệp trên địa bàn mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Đặng Xuân Phong đã nhấn mạnh ô nhiễm môi trường ở Khu công nghiệp Tằng Loỏng đã thực sự trở thành vấn đề “nhức nhối” của người dân và các cấp chính quyền địa phương.
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực giải quyết nhưng những cố gắng của chính quyền địa phương và các ngành chức năng vẫn chưa thực sự đem lại nhiều hiệu quả. Hàng ngày người dân vẫn phải sống với khói, bụi, ô nhiễm nguồn nước và có nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm. Đến thời điểm này chưa có một con số thống kê đầy đủ về những người bị mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp nhưng đã không ít người dân phải nhập viện vì những bệnh lý bất thường. Nhiều gia đình đã phải bất đắc dĩ bán ruộng đất của cha ông để chuyển đến định cư ở vùng đất mới.
Khu công nghiệp Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai, có mặt bằng khoảng 1.100 ha với 28 dự án đăng ký đầu tư, đã có gần 20 nhà máy đi vào hoạt động, trong đó tập trung một số nhà máy có công suất hoạt động lớn như: Nhà máy tuyển quặng A- pa- tít công suất 950.000 tấn/năm, 5 nhà máy sản xuất phốt pho vàng có công suất 44.000 tấn/năm, Nhà máy sản xuất DAP…
Bước vào khu công nghiệp, có thể cảm nhận môi trường khu công nghiệp này bị ô nhiễm nghiêm trọng, khói, bụi và đặc biệt là mùi lạ, rất khó thở, thậm chí bị ho sặc sụa. Những cột khói trắng, đen, vàng (phốt pho thoát ra) và nước suối có lúc chuyển màu xanh, đỏ…
Theo một số hộ dân, Khu công nghiệp Tằng Loỏng vẫn còn nhiều cây xanh, phượng, bằng lăng vẫn nở khi hè đến, nhưng đã nhiều năm nay, tuyệt nhiên không còn tiếng ve kêu và rất hiếm nhìn thấy chim tự nhiên bay ở khu vực này. Còn dưới suối, cũng từ lâu người dân không còn nhìn thấy loại cá nào bơi. Người dân không dám rửa chân tay ở suối vì nước có mùi lạ, khá nhớt, sau khi rửa bị mẩn ngứa. Chị Đinh Thị Là, chủ quán nước ở ngay ngã ba thị trấn Tằng Loỏng cho biết, vào dịp hè lượng xe chở hóa chất, quặng đi vào khu vực này nhiều, cộng với khói bụi từ các nhà máy thải ra đã làm không khí có lúc như đặc quánh rất khó thở. Nhiều hôm trời mưa, độ ẩm trong không khí cao còn ngửi thấy mùi tanh nồng nặc rất khó chịu. Tình trạng lưu huỳnh rơi vãi đầy đường cũng khiến môi trường ở đây ô nhiễm hơn.
Những người dân ở Tổ dân phố số 7, thị trấn Tằng Loỏng, cho biết từ khi các nhà máy đi vào hoạt động, do ảnh hưởng của khói, bụi, các gia đình ở đây không thể nuôi trồng được bất cứ thứ gì, cây cối, hoa màu cứ cháy dần, táp hết lá rồi chết. Nguồn nước bị ô nhiễm, cá nuôi dưới ao lứa này đến lứa khác cứ chết dần, chết mòn. Những dòng suối trong, mát ngày nào giờ đều bị nhiễm hóa chất, trâu bò, gia súc uống nước suối sau đó chết dần.
Lãnh đạo Công ty cổ phần DAP số 2 tại khu công nghiệp cũng đã thẳng thắn cho người dân biết sống quanh khu vực nhà máy sẽ bị ô nhiễm nặng vì theo quy định những Nhà máy sản xuất DAP phải xây dựng cách xa khu vực dân cư 1000m (tính từ tường rào). Tuy nhiên hiện nay, nhiều hộ dân chỉ sống cách Nhà máy sản xuất DAP số 2 một đến hai trăm mét. Các hộ dân cũng đã làm rất nhiều đơn, thư gửi các cấp có thẩm quyền nhưng vấn đề ô nhiễm môi trường ở Khu công nghiệp Tằng Loỏng vẫn là chuyện “khổ lắm biết rồi, nói mãi”.
Ông Đào Xuân Tùng, Tổ trưởng Tổ dân phố số 1, thị trấn Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, cho biết thêm: Trong các buổi họp tổ dân phố nhiều hộ dân phản ánh về tình trạng nước suối có màu, mùi nồng. Nhất là những hôm trời mưa xong, mùi khí thải rất khó thở. Các nhà máy lợi dụng ban đêm ngang nhiên xả thải trộm ra môi trường, có hôm sáng sớm màu nước suối có màu đỏ, màu vàng nhạt, nhân dân không dám đưa nước vào ruộng hay tưới hoa màu. Điển hình ngày 22/5 vừa qua, toàn bộ khu phố bao phủ một lớp khói dày đặc như sương, có mùi nồng, cay cay chừng hơn 10 phút, gây ho, khó thở.
Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Trưởng ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Lào Cai cho biết: Trước mắt, để đảm bảo sức khỏe cho người dân, tỉnh Lào Cai đã đưa 69 hộ dân nằm trong vành đai có nguy cơ ô nhiễm cao di chuyển ra khu tái định cư. Ngoài ra, địa phương này cũng đang tiếp tục xây dựng kế hoạch và tìm nguồn kinh phí để di chuyển tiếp 600 hộ dân trong vành đai ảnh hưởng ô nhiễm môi trường ra thị trấn Phố Lu, cách ly hoàn toàn khỏi khu vực ô nhiễm môi trường. Thế nhưng theo ông Nguyễn Quang Úy, Phó Chủ tịch huyện Bảo Thắng, việc này cũng đang gặp rất nhiều khó khăn. Một phần chưa tìm được nguồn kinh phí di dân ra khỏi khu vực ô nhiễm, một phần do người dân đã ở lâu đời, nguồn sống chính từ canh tác nông nghiệp và không muốn di chuyển khỏi đất cha ông để lại.
Hiện nay, tỉnh Lào Cai đã quy hoạch 3 khu xử lý nước thải, trong đó có một khu xử lý nước thải với công suất 3000 m3/ngày đêm, thu gom và xử lý lại tất cả nước thải tại các nhà máy trong khu vực Tằng Loỏng. Tuy nhiên, công trình xây dựng nhà thu gom nước thải hiện vẫn ngổn ngang, chưa biết bao giờ mới hoàn thành.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
- Chủ tịch tỉnh Bình Định chỉ đạo điều tra vụ chặt phá gần 6ha rừng tự nhiên
- Tổ chức WWF đề xuất lộ trình giảm túi ni-lông trong siêu thị, trung tâm thương mại tại Đà Nẵng, Phú Yên
- Đà Nẵng đề xuất chuyển 43,79 ha rừng trồng để Sun Group làm dự án khu biệt thự sinh thái
- Vi phạm khai thác khoáng sản, Công ty TNHH Phú Điền bị phạt 238 triệu đồng
- Phát động Chương trình "Rừng Xanh Lên" năm 2024 phục hồi 25 ha rừng nối giữa Hòa Bình và Sơn La.
- Lâm Đồng yêu cầu điều tra vụ đầu độc thông trên đất rừng giao cho Công ty Cổ phần Hà Phong quản lý.
- TPHCM yêu cầu các sở cung cấp hồ sơ dự án cây xanh cho Bộ Công an
- Cần hạn chế đốn hạ cây xanh khi xây dựng các công trình
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
(Tin Môi Trường) - Thành phố Đồng Xoài treo thưởng tiền cho người nào tìm, cung cấp thông tin xác định thủ phạm gây ra mùi hôi thời gian qua.
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.