»

Chủ nhật, 19/01/2025, 12:38:54 PM (GMT+7)

Hưng Yên: Xử lý tình trạng nhiễm độc chì ở làng nghề Đông Mai vẫn còn nan giải

(21:15:09 PM 26/07/2015)
(Tin Môi Trường) - Làng nghề tái chế chì thôn Đông Mai, xã Chỉ Đạo (huyện Văn Lâm) từ lâu được coi là nơi ô nhiễm môi trường trầm trọng nhất tỉnh Hưng Yên. Sau nhiều năm nỗ lực tìm mọi giải pháp, đến nay, tình trạng này đang dần khắc phục song vẫn còn nhiều nan giải.

Xử[-]lý[-]tình[-]trạng[-]nhiễm[-]độc[-]chì[-]ở[-]làng[-]nghề[-]Đông[-]Mai[-]vẫn[-]còn[-]nan[-]giải

Xử lý tình trạng nhiễm độc chì ở làng nghề Đông Mai vẫn còn nan giải- Ảnh: TL


* Ô nhiễm ở mức báo động đỏ

Nghề tái chế chì xuất hiện ở thôn Đông Mai từ cách đây hơn 40 năm và phát triển mạnh vào những năm 1990. Thời kỳ cao điểm, cả thôn có trên 100 hộ làm nghề thu gom, phá dỡ bình ắc quy và tái chế chì. Nguyên liệu chính là bình ắc quy cũ được thu gom từ khắp mọi nơi tập kết về Đông Mai. Công việc tái chế chì diễn ra ngay trong khu dân cư, việc phá dỡ bình ắc quy đã xả thải ra môi trường một lượng lớn a xít ngấm vào lòng đất và nước ngầm qua nhiều năm. Đặc biệt, hoạt động nấu các lá chì cũ để tái chế đã phát thải khói bụi độc hại làm ô nhiễm nặng nguồn không khí, đất và nước ngầm của cả thôn.

Kết quả khảo sát của các cơ quan chức năng cho thấy, hiện hàm lượng chì trong môi trường đất, nước ngầm và nước mặt tại xã Chỉ Đạo đều vượt tiêu chuẩn của Việt Nam, như: hàm lượng chì trong nước ngầm vượt gấp gần 4 lần, trong đất gấp 9 lần, đặc biệt trong nước mặt gấp từ 50 đến 600 lần mức cho phép. Do bề mặt nước bị ô nhiễm, một số thực vật cũng bị ảnh hưởng xấu. Trong đó, bèo tích lũy chì tới 430,35 mg/kg; rau muống từ 168,15 - 430,35 mg/kg. Trong đất, hàm lượng chì trung bình là 398,72 mg/kg. Trong không khí, hàm lượng chì từ 26,332 mg/m3 - 46,414 mg/m3, gấp 4.600 lần so với tiêu chuẩn cho phép.

Những con số kinh hoàng trên đã cho thấy tình trạng nhiễm độc chì ở làng nghề Đông Mai là hết sức trầm trọng, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người dân trong vùng. Mới đây, Viện Sức khỏe Nghề nghiệp và Môi trường, Bộ Y tế và Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai phối hợp với Trung tâm y tế huyện Văn Lâm (Hưng Yên) đã tiến hành xét nghiệm nồng độ chì trong máu cho người dân Đông Mai. Kết quả bước đầu cho thấy, trong số 335 trẻ em được xét nghiệm thì có 207 cháu (chiếm 65,3%) bị ngộ độc chì, trong đó có 33 trẻ em có lượng chì trong máu cao trên 70mg/dl cần phải được điều trị thải độc chì khẩn cấp.

Dư luận người dân xã Chỉ Đạo cho biết: Do nhiễm độc từ nước và khí thải của chì, thôn Đông Mai có hơn 80% số người bị mắc bệnh. Trong đó, có 50% bị đường ruột, tá tràng, đau dạ dày; 30% mắc bệnh đường hô hấp, đau mắt; 100% số người trực tiếp nấu chì đều bị nhiễm độc chì trong máu.

* Cần nhiều biện pháp mạnh


Trước tình trạng trên, từ nhiều năm qua, tỉnh Hưng Yên đã có nhiều biện pháp để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường và nhiễm độc chì tại làng nghề Đông Mai; trong đó, thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân không hoạt động tái chế chì và chuyển sang nghề khác. Từ năm 2006, tỉnh cũng đã có quyết định đình chỉ các hoạt động tái chế chì thủ công. Các ngành chức năng cũng đã thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, phạt hành chính và cưỡng chế 7 hộ vi phạm, yêu cầu tháo dỡ lò thủ công, phạt Công ty Đông Mai 400 triệu đồng. Tuy nhiên, tình trạng sản xuất chì trong khu dân cư vẫn còn tiếp diễn và hiện tại, thôn Đông Mai vẫn còn 13 hộ sản xuất tái chế chì.

Mới đây, UBND tỉnh Hưng Yên đã chỉ đạo các ngành tài nguyên môi trường, công thương, khoa học và công nghệ triển khai thực hiện một số giải pháp cấp bách như: Trước mắt cần khẩn trương di dời 13 hộ dân đang sản xuất, tái chế chì xen lẫn trong khu dân cư chuyển ra cụm công nghiệp làng nghề. Di chuyển toàn bộ chất thải rắn nguy hại còn tồn đọng trong khu dân cư. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát quy trình tái chế chì, kiểm soát tác động môi trường của các cơ sở sản xuất tái chế chì. Có kế hoạch để cải tạo môi trường đất, nước, không khí tại làng nghề.

Tỉnh đã quy hoạch và bố trí đất xây dựng Cụm công nghiệp làng nghề xã Chỉ Đạo với tổng diện tích 21 ha và giao cho huyện Văn Lâm kêu gọi đầu tư hạ tầng kỹ thuật, đưa các hộ làm nghề tái chế chì ra hoạt động tập trung. Tỉnh cũng cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 2 doanh nghiệp là Công ty TNHH Ngọc Thiện và Công ty TNHH làng nghề Đông Mai, tạo điều kiện để các doanh nghiệp này hoàn thiện trong năm 2015. Khi 2 doanh nghiệp này đi vào hoạt động, sẽ di dời 100% số hộ còn làm nghề ra khỏi khu dân cư.

Tuy nhiên, theo người dân xã Chỉ Đạo, những biện pháp trên của tỉnh Hưng Yên chưa đủ mạnh để xử lý triệt để ô nhiễm môi trường làng nghề Đông Mai. Bởi vì sau hơn 40 năm làng nghề này hoạt động, trong lòng đất vẫn hiện hữu hàng trăm tấn phế thải chôn vùi tầng tầng lớp lớp nên chất độc đã ngấm sâu và lan rộng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ đe dọa sức khỏe người dân. Do vậy, rất cần có sự vào cuộc của các bộ, ngành trung ương để hỗ trợ về nhân lực và thiết bị trong việc tẩy độc chì cho người dân. Về môi trường đất và nước ngầm, cần có sự hỗ trợ về công nghệ để xử lý triệt để sự ô nhiễm chất độc hại còn tồn đọng từ phế thải của chì sau nhiều năm qua. Cụm công nghiệp làng nghề xã Chỉ Đạo hiện cần phải có hệ thống xử lý nước thải, khí thải nhằm giảm thiểu phát thải mới gây ô nhiễm môi trường trong khu vực.

Mai Ngoan
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Hưng Yên: Xử lý tình trạng nhiễm độc chì ở làng nghề Đông Mai vẫn còn nan giải

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI