»

Chủ nhật, 19/01/2025, 14:03:08 PM (GMT+7)

Đại biểu Quốc hội: "Nên cấm tuyệt đối việc chặt cây"

(20:49:34 PM 07/06/2017)
(Tin Môi Trường) - Theo Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm, giáo lý của đạo Phật nghiêm cấm việc chặt cây xanh và coi việc này cũng là sát sinh.

Cho ý kiến vào dự án Luật bảo vệ và phát triển rừng (sửa đổi) tại phiên thảo luận tổ chiều 7/6, Hoà thượng Thích Bảo Nghiêm (đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội) đã kêu gọi mọi người trồng cây xanh, bảo vệ môi trường.

 
“Mấy hôm nay chúng ta thấy nhiệt độ ngoài trời và trong bóng cây khác nhau thế nào, đó chính là tác dụng lớn của cây xanh”, Hoà thượng Thích Bảo Nghiêm nói và cho hay người dân đang rất quan tâm đến chương trình trồng một triệu cây xanh của Thủ đô.
 
Đại[-]biểu[-]Quốc[-]hội:[-]"Nên[-]cấm[-]tuyệt[-]đối[-]việc[-]chặt[-]cây"
Hoà thượng Thích Bảo Nghiêm. Ảnh: Quochoi.
 
Đại biểu đoàn Hà Nội cho rằng, mỗi người trồng một cây, thì các khu đô thị, cao ốc đều phủ màu xanh của cây cối. Và như vậy Việt Nam không chỉ có rừng đặc dụng, rừng sản xuất mà rừng còn có thể được trồng ngay trong các khu đô thị, khu đân cư.
 
“Nhân đây chúng tôi cũng xin thưa, giáo lý của đạo Phật là nghiêm cấm việc chặt cây. Chặt cây cũng bị coi là sát sinh. Lời di chúc của Đức Phật trước khi rời cõi đời này là không được chặt cây cối, phá hoại núi rừng. Cây cối cho ta sự sống, che mát, nên cấm tuyệt đối việc chặt cây”, Hoà thượng Thích Bảo Nghiêm nêu và bày tỏ mong muốn tất cả mọi người đều phải bảo vệ môi trường và phát động trồng cây.
 
Giữ rừng phải dựa vào dân
 
Phó tư lệnh quân khu 2, Thiếu tường Sùng Thìn Cò cho rằng “trồng rừng là dân, phá rừng cũng là dân”, do vậy phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền.
 
Theo ông, ở Hà Giang trước đây có những loại cây rừng như nghiến, đinh, thông đá… toàn là gỗ quý, "nhưng dân mình không giữ được, phá hết". Với các khu vực rừng đặc dụng, theo quy định pháp luật thì không được bố trí dân cư ở gần. Nhưng vùng núi cao, người đông, đất ít. Trên núi nhiều đá, người dân không ở được, mà khu vực rừng đặc dụng thì "có một chút đất", và thực tế ở đây là "không ai bỏ cuộc sống được, ai cũng phải kiếm kế sinh nhai".
 
Dẫn câu chuyện từ thực tế của Hà Giang, có những thời điểm người dân vác một khúc gỗ đi bán là mua được cái điện thoại 1-2 triệu, ông Sùng Thìn Cò nói việc mua bán này khuyến khích người dân phá rừng.
 
“Tôi tham mưu cho Chủ tịch, Bí thư thành lập các tổ công tác gồm biên phòng kiểm lâm, dân quân đi chốt giữ và vận động bà con. Thế mới hạn chế được. Không dựa vào dân thì không giữ được”, ông nói.
 
Theo tướng Cò, khi ông lấy kinh phí tuyên truyền để mua bò, trâu, lợn, tổ chức ăn uống, hội nghị đoàn kết quân – dân và "từ trẻ tới già đều đến dự hết”.
 
“Rồi tuyên bố đoàn kết, biểu quyết từ nay không phá rừng. Thế là dân rất khoái. Tôi nói là rừng Hà Giang đến giờ giữ được”, tướng Cò nhấn mạnh.
 
Cũng theo Phó tư lệnh quân khu 2, để bảo vệ những cây gỗ Nghiến to phải đánh số thứ tự, giao cho dân, kiểm tra định kỳ và để dân quản lý.
 
“Đất nước mình nhỏ bé, mật độ dân số thuộc loại đông trên thế giới, do vậy phải có các giải pháp cụ thể chứ không nên chỉ hô khẩu hiệu”, tướng Cò nói.
 

Cháy rừng Sóc Sơn là bài học đau xót

 
Đại biểu Nguyễn Anh Trí cho rằng, trong những ngày nắng nóng vừa qua, rừng ở Sóc Sơn (Hà Nội) bị cháy là bài học đau xót. Cùng quan điểm, đại biểu Trần Thị Quốc Khánh nhận định, đây là vu việc nghiêm trọng và nếu rừng bị mất không chỉ ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên, môi trường sống mà còn có thể ảnh hưởng đến ngành du lịch.
Võ Hải/VnExpress
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Ý kiến bạn đọc về: Đại biểu Quốc hội: "Nên cấm tuyệt đối việc chặt cây"

  • Phương (13:48:28 PM 09/06/2017)Tiêu đề

    ý kiến của cá nhân tôi là người học về lĩnh vực môi trường và yêu thích môi trường thì tôi không đồng ý với ý kiến chặt cây... Nên trồng thêm nhiều cây trong thành phố để giảm bớt hiệu ứng nhà kính và biến đổi toàn cầu trước tình trạng nóng lên toàn cầu như hiện nay

Gửi ý kiến bạn đọc về: Đại biểu Quốc hội: "Nên cấm tuyệt đối việc chặt cây"

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI