Môi trường » Bảo vệ môi trường
Đà Lạt đâu cũng rác thì ai dám du lịch
(23:39:33 PM 23/09/2015)
Rác thải la liệt trên đường vào chợ Đà Lạt - Ảnh: LÂM THIÊN
Mấy năm rồi tôi mới trở lại Đà Lạt, thấy giao thông thuận lợi, xe tốc hành chỉ chạy chừng 6 giờ là tới. Cuối tuần thành phố tấp nập cả ngày lẫn đêm.
Tôi có thói quen thích dậy sớm ngắm thành phố chuyển giao thời khắc và người dân tất tả gọi bình minh. Dạo chơi lúc sớm tinh mơ, sương mờ bảng lảng, chợt thấy chợ Đà Lạt bình yên ngái ngủ giữa... bộn bề rác.
Thấy tôi khó chịu, có bạn đi cùng nói: “Chợ thì chỗ nào chả vậy. Sẽ có người dọn trước khi chợ mở cửa”. “Nhưng Đà Lạt là thành phố du lịch, phải tươm tất hơn chứ” - tôi phản biện.
Bạn chỉ cười trừ. Còn người dân tại chỗ thì hồn nhiên: “Bao nhiêu năm rồi chú ơi. Cũng có nhiều khách du lịch than phiền nhưng biết làm sao bây giờ?”.
Tham gia huấn luyện định kỳ với công ty, tôi đạp xe cùng nhân viên vào khu du lịch Suối Vàng (huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng). Hai bên đường cảnh đẹp hơn tranh vẽ.
Suối Vàng điệu đàng trong nắng sớm, giữa vi vu thông reo và gió đùa nghịch ngợm, mơ màng ngỡ ở châu Âu. Nhưng xuống tới nơi thì hỡi ôi hãi hùng! Phân ngựa và phân heo rải rác khắp nơi như gài bẫy, ngắm cảnh chỉ còn một mắt, mắt còn lại láo liên rà soát “mìn”. Rác vương rải như hoa của đời.
Lúc chúng tôi ăn trưa dã ngoại, heo nhà nuôi ở khu du lịch cứ tự nhiên giành phần của khách, phải vừa ăn vừa đuổi. Gom rác vào bao thì heo tha đi rồi giật nhau, văng tung tóe.
Phải gom lại và tổ chức canh chừng, xong xuôi đem đốt mới xong chuyện. Đồ đạc cũng phải bảo vệ vì lơ mơ là heo cuỗm mất. Nhưng tệ nhất là nhà vệ sinh. Phải nói là thê thảm. Nhà vệ sinh xập xệ cạnh chuồng heo, du khách lỡ vào là nín thở.
Vì quá bẩn nên cánh đàn ông cứ vô tư tưới cho những gốc thông cổ thụ, trẻ con cứ thoải mái xả xuống thảm cỏ. Phụ nữ thì nín nhịn chờ về khách sạn, chịu hết xiết mới vào và bị ám ảnh cả ngày.
Được biết Suối Vàng là điểm du lịch công cộng nên không bán vé vào cổng, chỉ bán chỗ ngồi trong các chòi lá, còn nhà vệ sinh miễn phí. Để tranh thủ, ở đây nuôi cả bầy heo và ngựa thả rông.
Ngày cao điểm, cả ngàn khách vào cắm trại vui chơi mà “đầu ra” chỉ mỗi nhà vệ sinh xập xệ. Ai lỡ đi một lần là nhớ, khó mà quay lại. Một kiểu lãng phí và vô tình làm xấu hình ảnh du lịch Đà Lạt.
Sẽ kiểm tra, chấn chỉnh
Ông Nguyễn Quốc Hùng, trưởng ban quản lý chợ Đà Lạt, cho biết hiện chợ Đà Lạt có tám công nhân quét dọn vệ sinh. Tất cả bắt đầu làm việc từ 6g đến khoảng 10g sáng.
Tuy nhiên, có những ngày lượng rác thải ra nhiều nên đội vệ sinh không dọn dẹp kịp, đặc biệt là những ngày cuối tuần. “Sắp tới, chúng tôi sẽ nhắc nhở, động viên anh chị em tăng ca để khắc phục tình trạng trên” - ông Hùng nói.
Về việc khu Suối Vàng không đảm bảo vệ sinh môi trường gây phản cảm đối với du khách, ông Sử Thanh Hoài - chánh văn phòng UBND huyện Lạc Dương - cho hay thời gian tới UBND huyện sẽ rà soát, kiểm tra các điểm kinh doanh theo hướng không cho tiếp tục làm ăn như thế.
Hiện tại, UBND huyện Lạc Dương đã có kế hoạch xây dựng, phát triển khu Suối Vàng thành một địa điểm tham quan, du lịch đàng hoàng, lịch sự.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
- Chủ tịch tỉnh Bình Định chỉ đạo điều tra vụ chặt phá gần 6ha rừng tự nhiên
- Tổ chức WWF đề xuất lộ trình giảm túi ni-lông trong siêu thị, trung tâm thương mại tại Đà Nẵng, Phú Yên
- Đà Nẵng đề xuất chuyển 43,79 ha rừng trồng để Sun Group làm dự án khu biệt thự sinh thái
- Vi phạm khai thác khoáng sản, Công ty TNHH Phú Điền bị phạt 238 triệu đồng
- Phát động Chương trình "Rừng Xanh Lên" năm 2024 phục hồi 25 ha rừng nối giữa Hòa Bình và Sơn La.
- Lâm Đồng yêu cầu điều tra vụ đầu độc thông trên đất rừng giao cho Công ty Cổ phần Hà Phong quản lý.
- TPHCM yêu cầu các sở cung cấp hồ sơ dự án cây xanh cho Bộ Công an
- Cần hạn chế đốn hạ cây xanh khi xây dựng các công trình
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
(Tin Môi Trường) - Thành phố Đồng Xoài treo thưởng tiền cho người nào tìm, cung cấp thông tin xác định thủ phạm gây ra mùi hôi thời gian qua.
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.