»

Thứ sáu, 22/11/2024, 01:04:53 AM (GMT+7)

Cưỡng chế, thu hồi 3.600 m2 đất rừng bị lấn chiếm tại Đà Lạt

(10:02:02 AM 27/10/2020)
(Tin Môi Trường) - Ngày 23/10, UBND Phường 7 (thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) phối hợp với Hạt Kiểm lâm thành phố, Ban Quản lý rừng phòng hộ Tà Nung cùng các phòng, ban chức năng liên quan tiến hành cưỡng chế, giải tỏa, thu hồi 3.600 m2 đất rừng để trồng lại rừng tại địa bàn Phường 7.

Cưỡng[-]chế,[-]thu[-]hồi[-]3.600[-]m2[-]đất[-]rừng[-]bị[-]lấn[-]chiếm[-]tại[-]Đà[-]Lạt[-]

Hiện trường giải tỏa thu hồi đất rừng phòng hộ bị lấn chiếm trái phép. Ảnh: Báo Lâm Đồng

 

Việc cưỡng chế này được thực hiện ngay sau khi UBND tỉnh Lâm Đồng ra Văn bản 8517/UBND-LN ngày 20/10/2020, chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh phối hợp với thành phố Đà Lạt lập hồ sơ, xử lý nghiêm các vi phạm thuộc lâm phần Ban Quản lý rừng Tà Nung mà dư luận và báo chí đã phản ánh trong thời gian qua.
 
Diện tích vừa cưỡng chế, thu hồi trên thuộc khu vực đất rừng phòng hộ, do ông Trần Văn Sử (sinh năm 1970, quê ở Tuyên Quang; hiện đang trú tại thôn Măng Line, Phường 7, thành phố Đà Lạt) lấn chiếm và lập vườn trái phép. Hành vi lấn chiếm đất rừng phòng hộ trái phép của ông Sử đã bị UBND thành phố Đà Lạt ban hành Quyết định số 651/QĐ-CCXP ngày 19/2/2020 về việc cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả, khôi phục lại nguyên trạng đất trước khi vi phạm.
 
Tiếp đó, ngày 29/7/2020, UBND thành phố Đà Lạt tiếp tục ra Quyết định số 3435/QĐ-ĐCCCXP đính chính Quyết định số 651 (do nhầm năm sinh của đối tượng cưỡng chế). Quyết định này có nội dung cưỡng chế, buộc khôi phục tình trạng của đất trước khi vi phạm và buộc phải trả lại diện tích đất đã lấn chiếm. Tuy nhiên, cho đến nay, ông Sử vẫn không chấp hành, UBND thành phố Đà Lạt phải tiếp tục ban hành quyết định cưỡng chế, buộc khắc phục hậu quả đối với ông Sử.
 
Ngày 23/10/2020, lực lượng chức năng của thành phố Đà Lạt đã tiến hành cưỡng chế, giải tỏa toàn bộ cây trồng, chủ yếu là hoa cẩm tú cầu, hàng rào kẽm gai, ống nước trên diện tích 3.600 m2 đã bị ông Trần Văn Sử lấn chiếm trái phép. Diện tích này thuộc khu vực Lô B1, Khoảnh 11, Tiểu khu 149, do Ban Quản lý rừng phòng hộ Tà Nung quản lý.     
 
Cùng với việc cưỡng chế, giải tỏa, lực lượng chức năng đã tiến hành cho trồng lại cây thông ba lá trên toàn bộ diện tích đất vừa thu hồi; đồng thời lập biên bản bàn giao diện tích đất rừng trên cho Ban Quản lý rừng phòng hộ Tà Nung quản lý, bảo vệ.
Chu Quốc Hùng
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Cưỡng chế, thu hồi 3.600 m2 đất rừng bị lấn chiếm tại Đà Lạt

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.

Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Giảm thiểu rác thải nhựa để phát triển du lịch Xanh

Giảm thiểu rác thải nhựa để phát triển du lịch Xanh

(Tin Môi Trường) - Theo ước tính, mỗi năm nước ta có hàng trăm triệu lượt khách trong và ngoài nước đi du lịch ở khăp các địa phương. Cùng với xu thế hiện đại, ngành Du lịch Việt Nam là một trong những ngành thường xuyên gây thêm mối nguy ô nhiễm cho môi trường nói chung và đại dương nói riêng, trong đó có rác thải nhựa. một nguồn phát sinh rác thải nhựa lớn trong nước. Thực tế cho thấy, rác thải nhựa trong lĩnh vực du lịch có hướng tăng dần theo từng năm và đang gây áp lực cho môi trường, phát sinh bệnh tật, ô nhiễm nguồn nước,…

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI