Môi trường » Bảo vệ môi trường
Chuyển đổi rừng nghèo sang trồng cao su ở Gia Lai còn nhiều bất cập
(13:15:01 PM 08/10/2013)Chuyển đổi rừng nghèo sang trồng cao su ở Gia Lai còn nhiều bất cập -Ảnh IE
Theo đánh giá của UBND tỉnh Gia Lai, phần lớn các doanh nghiệp tư nhân được giao quỹ đất trồng cao su đều chưa thực hiện đúng cam kết về trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong việc cùng góp phần chăm lo đến đời sống cộng đồng dân cư trên địa bàn. Tiếp nhận lao động người dân tộc tại chỗ vào làm công nhân cao su trong các đơn vị được coi là khâu yếu nhất, gần như hầu hết các đơn vị còn chưa "mặn mà" với công tác này bởi năng suất lao động của họ làm không cao.
Theo quy định, cứ 5 ha cao su trong thời kỳ kiến thiết xây dựng cơ bản thì phải tiếp nhận 1 lao động quản lý và chăm sóc. Như vậy, với hơn 28.000 ha cao su mới trồng này cần đến 5.600 lao động mà ưu tiên trước hết là lao động dân tộc tại chỗ. Thế nhưng, các doanh nghiệp bước đầu cũng mới tuyển dụng được chưa đến 2.000 lao động vào làm công nhân dài hạn, trong đó số lao động dân tộc chỉ có khoảng 1.000 lao động. Gần 4.000 lao động khác thì các doanh nghiệp chỉ ký hợp đồng mang tính chất thời vụ. Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nội vùng dự án của một số doanh nghiệp cũng chưa thật sự quan tâm, hoặc có đầu tư nhưng còn tạm bợ về nhà ở cho công nhân, nhà trẻ, trạm xá, nước sinh hoạt...
Theo đó là các chế độ chính sách về tiền lương, bảo hiểm xã hội, an sinh xã hội khác cho người lao động cũng chưa được thực hiện đầy đủ và kịp thời, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và tâm lý của người lao động.
Việc nợ đọng tiền mua gỗ của các doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi rừng nghèo sang trồng cao su vẫn còn kéo dài, với tổng số tiền nợ hiện nay lên đến gần 9 tỷ đồng; đã có một số vụ khởi kiện từ các Ban Quản lý rừng phòng hộ đối với một số doanh nghiệp còn chây ì đối với số tiền nợ lớn và toà án đã tiến hành xét xử nhưng song vẫn chưa có chiều hướng chuyển biến tích cực. Một số vụ đã chuyển lên cấp độ xét xử phúc thẩm, như Công ty TNHH MTV Minh Thành có số tiền nợ mua gỗ lên đến gần 4 tỷ đồng.
Ngoài ra, việc "mua - bán" một số dự án trồng cao su giữa các doanh nghiệp hiện nay cũng đang có chiều hướng diễn ra khá phức tạp, làm cho tình hình tồn đọng càng thêm nặng nề. Chẳng hạn như Công ty TNHH 30/4 đã giao toàn bộ dự án hơn 2.000 ha cao su được tỉnh cấp đất chuyển đổi tại địa bàn xã Ia Pnol (huyện biên giới Đức Cơ và xã Ia Ga (huyện Chưprông) cho Công ty kinh doanh Xuất khẩu Quang Đức quản lý với tổng giá trị hơn 90 tỷ đồng. Theo ông Nguyễn Sinh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc Công ty TNHH 30/4, đây là một hình thức "góp vốn kinh doanh" bởi đơn vị còn nhiều khó khăn về vốn để tiếp tục đầu tư.
Trước tình hình trên, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Gia Lai đã xác định những tồn tại trong việc chuyển đổi rừng nghèo sang trồng cao su là một trong số 13 vấn đề nổi cộm để tập trung giải quyết dứt điểm trong thời gian tới. Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã chỉ đạo cho UBND tỉnh và các ngành chức năng quan tâm chấn chỉnh và xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm để sớm khắc phục các khuyết điểm, hạn chế về vấn đề này.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
- Chủ tịch tỉnh Bình Định chỉ đạo điều tra vụ chặt phá gần 6ha rừng tự nhiên
- Tổ chức WWF đề xuất lộ trình giảm túi ni-lông trong siêu thị, trung tâm thương mại tại Đà Nẵng, Phú Yên
- Đà Nẵng đề xuất chuyển 43,79 ha rừng trồng để Sun Group làm dự án khu biệt thự sinh thái
- Vi phạm khai thác khoáng sản, Công ty TNHH Phú Điền bị phạt 238 triệu đồng
- Phát động Chương trình "Rừng Xanh Lên" năm 2024 phục hồi 25 ha rừng nối giữa Hòa Bình và Sơn La.
- Lâm Đồng yêu cầu điều tra vụ đầu độc thông trên đất rừng giao cho Công ty Cổ phần Hà Phong quản lý.
- TPHCM yêu cầu các sở cung cấp hồ sơ dự án cây xanh cho Bộ Công an
- Cần hạn chế đốn hạ cây xanh khi xây dựng các công trình
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
(Tin Môi Trường) - Thành phố Đồng Xoài treo thưởng tiền cho người nào tìm, cung cấp thông tin xác định thủ phạm gây ra mùi hôi thời gian qua.
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.