Môi trường » Bảo vệ môi trường
Chống cát tặc Sông Lô, dân cử người gõ kẻng báo động
(11:52:09 AM 14/04/2014)Đánh kẻng xua cát tặc
Dân bức xúc với nạn khai thác cát
Một số người dân Sầm Dương cho biết, khu vực cát tặc hoành hành là bãi bồi phì nhiêu trên dòng sông Lô từng nuôi sống bao đời người nơi đây. Nhưng nơi đây đang ngày đêm bị phá nát bởi phi đội tàu cuốc cát khiến ruộng vườn của người dân đổ xụp xuống và trôi theo dòng sông.
Để chống cát tặc, người dân Sầm Dương cắt cử người canh gác, gõ kẻng khi phát hiện cát tặc để báo động. Thấy người dân làm mạnh, chủ tàu ngừng hút cát, kéo tàu ra giữa sông. Thế nhưng khi người dân về, mọi chuyện lại đâu vào đó
Ông Hà Đình Hùng, trưởng thôn Đồng Tâm (thôn 5, xã Sầm Dương) cho biết, người dân nơi đây chủ yếu làm nông nghiệp thuần túy, không có nghề phụ. Nếu ruộng vườn trôi sông thì chẳng biết làm gì khác...
Ông Hùng cho biết thêm, thời gian gần đây, UBND tỉnh đã cấp phép khai thác cát tại lòng sông Lô và khu vực bãi soi cho một đơn vị. Ban ngày, hàng chục chiếc tàu cuốc thi nhau múc cát ở lòng sông, đêm về, đoàn tàu hút cát lại tiến sát bờ múc đi cả ruộng vườn của dân.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, chân đê sông Lô gần đây xuất hiện nhiều vết nứt tại địa phận thôn Lương Thiện, Thái Thịnh và Hưng Thịnh. Theo thống kê của UBND xã Sầm Dương, trên diện tích đất bãi soi ven sông Lô của 44 hộ dân còn bị sạt lở là 9.265 m2 đất canh tác.
Đang tạm đình chỉ, lại cấp phép cho múc cát
Ruộng vườn của dân bị sạt lở
Sau những diễn biến phức tạp trên, ngày 19/5/2010, UBND tỉnh Tuyên Quang đã có văn bản số 1024/UBND-NLN chỉ đạo thành lập đoàn kiểm tra liên ngành và đề ra phương án đảm bảo an toàn cho đê đoạn qua xã Sầm Dương. Chính quyền xã Sầm Dương cũng có văn bản yêu cầu tạm dừng việc khai thác cát sỏi trên sông Lô để điều tra nguyên nhân lún, nứt đê.
Tuy nhiên, ngày 27/1/2014, ông Phạm Minh Huấn, nguyên phó Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang (hiện là Phó Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang) lại cấp “Giấy phép khai thác khoáng sản” cho Công ty CP khoáng sản Tân Hà (Cty Tân Hà).
Theo giấy phép khai thác, giai đoạn 1, Cty Tân Hà được phép khai thác cát, sỏi bằng phương pháp lộ thiên tại mỏ cát, sỏi lòng sông Lô ở khu vực bãi soi Dù Dì (xã Sầm Dương, huyện Sơn Dương). Đây chính là vị trí đang “tạm đình chỉ” khai thác.
Trao đổi với phóng viên, ông Hoàng Văn An, Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Tuyên Quang cho biết, Cty Tân Hà chưa được phép khai thác vì chưa hoàn thiện đầy đủ hồ sơ, thủ tục, cụ thể là chưa có hợp đồng thuê đất.
Trong khi đó, ngày 8/4, một cán bộ Sở TN&MT tỉnh Tuyên Quang tiết lộ, Cty Tân Hà đã có Hợp đồng thuê đất với Sở TN&MT. Cty Tân Hà mới ra đời đầu tháng 3/2013 với ngành nghề kinh doanh là khai thác cát sỏi.
Tại văn bản số 592/SNN-TL ngày 1/4/2013, Sở NN&PTNT Tuyên Quang cảnh báo: Vị trí khu vực dự kiến xin thăm dò khai thác cát sỏi trên sông Lô thuộc địa bàn xã Sầm Dương nằm trong khu vực có tuyến đê dài 4,87km, bảo vệ cho 158 ha đất sản xuất nông nghiệp và trên 1.970 nhân khẩu. Năm 2010, tại khu vực này đã xảy ra sạt lở bờ sông và hình thành vết nứt dọc chân đê.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
- Chủ tịch tỉnh Bình Định chỉ đạo điều tra vụ chặt phá gần 6ha rừng tự nhiên
- Tổ chức WWF đề xuất lộ trình giảm túi ni-lông trong siêu thị, trung tâm thương mại tại Đà Nẵng, Phú Yên
- Đà Nẵng đề xuất chuyển 43,79 ha rừng trồng để Sun Group làm dự án khu biệt thự sinh thái
- Vi phạm khai thác khoáng sản, Công ty TNHH Phú Điền bị phạt 238 triệu đồng
- Phát động Chương trình "Rừng Xanh Lên" năm 2024 phục hồi 25 ha rừng nối giữa Hòa Bình và Sơn La.
- Lâm Đồng yêu cầu điều tra vụ đầu độc thông trên đất rừng giao cho Công ty Cổ phần Hà Phong quản lý.
- TPHCM yêu cầu các sở cung cấp hồ sơ dự án cây xanh cho Bộ Công an
- Cần hạn chế đốn hạ cây xanh khi xây dựng các công trình
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe
(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.