»

Thứ bảy, 18/01/2025, 18:30:17 PM (GMT+7)

Cảnh báo cá chuối gốc Trung Quốc gây nguy hiểm, cần giết ngay

(18:32:03 PM 11/10/2019)
(Tin Môi Trường) - Loài cá này được gọi là “kẻ đồng hành của Thủy quái từ Đầm lầy Đen” khi xuất hiện ở Maryland. Còn ở Virginia, nó được đặt tên "cá Frankenstein".

Những con cá chuối (cá lóc, cá quả) này còn được đặt tên là "xe tăng nước ngọt" khi chúng cắn câu ở khu Harlem Meer thuộc New York. Tại Mỹ, chúng được gọi chung là cá đầu rắn (snakehead fish). 

 
Theo New York Times, Cơ quan động vật hoang dã bang Georgia, Mỹ đang cảnh báo người dân, cho rằng loài động vật xâm lấn này có thể phá hủy hệ sinh thái của bang.
 
Loài cá này được nuôi lấy thịt tại Arkansas cho đến tận năm 2002. Ở New York, chúng được nuôi để làm nhiều món ăn cho các nhà hàng tại khu phố Tàu. 
 
Tuy nhiên cá chuối hoa đã có mặt ở 14 bang của Mỹ và được coi là loài động vật xâm lấn nguy hại.
 
"Những con cá này giống như là thứ gì đó xuất hiện trong một bộ phim kinh dị", Bộ trưởng Nội vụ Mỹ Gale Norton nói vào năm 2002 khi bà đề xuất lệnh cấm nhập khẩu và vận chuyển liên bang đối với loài động vật phàm ăn này.
 
Mỹ[-]cảnh[-]báo[-]cá[-]chuối[-]gốc[-]TQ[-]gây[-]nguy[-]hiểm,[-]cần[-]giết[-]ngay
Một con cá chuối được phát hiện ở bang Maryland vào năm 2002. Ảnh: AP.
 
Cơ quan động vật hoang dã bang Georgia kêu gọi "Hãy giết ngay!" nếu phát hiện chúng trong môi trường tự nhiên. Đồng thời, họ kêu gọi sau khi giết những con cá này, người dân hãy bỏ chúng vào tủ đá và nhắc nhở mọi người: "Hãy nhớ là chúng có thể tồn tại trên cạn".
 
Theo các dữ liệu liên bang, loại cá này có nguồn gốc từ một số khu vực ở Trung Quốc - nơi chúng được nuôi lấy thịt trong các trang trại, và từ một số nơi khác như Nga và Hàn Quốc. 
 
Theo Cơ quan động vật hoang dã bang Georgia, loài cá được gọi cá đầu rắn ở Mỹ này có thể đạt chiều dài gần một mét. Chúng cũng có khả năng hô hấp trên cạn trong nhiều ngày, trườn như rắn và sống trong những môi trường ít khí oxy.
 
Với hàm răng nhỏ nhưng dày đặc, cá chuối ăn tạp và có thể ăn nhiều loại động vật khác nhau, từ những con cá khác cho đến động vật lưỡng cư, thậm chí cả cóc và thằn lằn. Không chỉ vậy, chúng cũng sở hữu khả năng sinh sản ấn tượng và có thể làm mất cân bằng sinh thái ở cả dưới nước và trên đất liền.
 
"Chúng có có thể gây thiệt hại khổng lồ với ngành đánh bắt cá thương mại và giải trí của chúng ta. Phải làm mọi cách có thể để ngăn chúng xâm nhập vào những vùng nước của chúng ta", bà Norton nói hồi năm 2002.
 
Tiến sĩ Lynne Parenti, người phụ trách bộ phận cá của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Mỹ, cho biết những con cá này vẫn xuất hiện nhỏ lẻ ở nhiều nơi sau khi lệnh cấm hồi năm 2002 được ban hành. Mỗi khi xuất hiện ở một vùng nước ngọt tự nhiên, cá chuối nhanh chóng phá hủy chuỗi thức ăn do tập tính của chúng.
 
"Bất cứ những gì chúng ăn cũng sẽ biến đổi. Vì vậy chúng ta không thể dự đoán nguy hiểm là gì, nhưng hầu hết là những điều tiêu cực", bà Parenti cho biết.
(Theo New York Times)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Cảnh báo cá chuối gốc Trung Quốc gây nguy hiểm, cần giết ngay

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI