»

Thứ sáu, 22/11/2024, 02:22:01 AM (GMT+7)

Các nước Amazon ký hiệp ước bảo vệ tốt hơn rừng nhiệt đới

(10:13:54 AM 08/09/2019)
(Tin Môi Trường) - Các nhà lãnh đạo của các quốc gia nơi có rừng Amazon rộng lớn đã ký một hiệp ước hôm 6-9 nhằm chia sẻ tài nguyên và thực hiện các bước lớn hơn để bảo vệ rừng mưa nhiệt đới lớn nhất thế giới.

Hãng tin Al-Jazeera cho hay, cuộc hội đàm do Tổng thống Colombia Ivan Duque dẫn đầu đã diễn ra tại Leticia, khu vực Colombia, nơi có một phần của rừng mưa nhiệt đới Amazon.

 
Theo Hiệp ước Leticia Amazon vừa được ký kết, các quốc gia vùng Amazon sẽ "tăng cường hành động phối hợp", "thiết lập cơ chế hợp tác khu vực", "tăng cường nỗ lực liên quan đến giám sát rừng" và "tăng cường năng lực và sự tham gia của người bản địa và bộ lạc các tộc người", trong số các hành động khác. Tuy nhiên, Hiệp ước vẫn thiếu vắng một số quy định cụ thể.
 
Trong số các bên tham dự cuộc họp hôm 6-9 có Tổng thống Peru Martin Vizcarra, Tổng thống Ecuador Lenin Moreno và Tổng thống Bolivian Evo Morales, cũng như Phó Tổng thống Suriname Michael Adhin, Bộ trưởng Ngoại giao Brazil Ernesto Araujo và Bộ trưởng Tài nguyên thiên nhiên Guyana Raphael Trotman. Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro cho biết ông không thể đến dự vì lý do sức khỏe. Venezuela đã không được mời đến cuộc họp.
 
Các[-]nước[-]Amazon[-]ký[-]hiệp[-]ước[-]bảo[-]vệ[-]tốt[-]hơn[-]rừng[-]nhiệt[-]đới
Lãnh đạo các nước trong khu vực rừng Amazon ký kết Hiệp ước. Ảnh: AL JAZEERA
 
Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh quốc tế ngày càng phẫn nộ về sự gia tăng các vụ cháy rừng hoành hành tại các khu vực Amazon. Các nhà môi trường đổ lỗi cho các chính sách và làm suy yếu các hạn chế của Tổng thống Brazil về nạn phá rừng gia tăng. Ông Bolsonaro muốn mở cửa rừng nhiệt đới cho hoạt động thương mại. Hỏa hoạn cũng đã bùng phát ở Bolivia.
 
"Chúng tôi hiểu sự cấp bách để bảo vệ khu vực này, chúng tôi hiểu rằng có những mối đe dọa trong khu vực và về cơ bản chúng giống nhau ở các quốc gia gặp nhau ở đây hôm nay", ông Duque nói.
 
 
"Chúng ta đã mất hàng ngàn ha rừng mưa nhiệt đới vì sự mở rộng bất hợp pháp của biên giới nông nghiệp cũng như khai thác khoáng sản và trồng trọt bất hợp pháp", ông Duque nói thêm.
 
Đồng thời, ông Duque kêu gọi tất cả các nhà lãnh đạo có mặt cùng hợp tác để chống lại nạn phá rừng và chia sẻ thông tin kịp thời về việc bảo vệ Amazon.
 
"Khi một quốc gia cần giúp đỡ, tất cả chúng ta nên làm hết sức mình để giúp đỡ trong những trường hợp khẩn cấp này", ông Duque nói.
 
Đáp lại, ông Vizcarra đã đồng ý và nói rằng: "Những gì chúng ta đã làm trong 40 năm qua là chưa thỏa đáng. Chúng ta sẽ phải thay đổi chiến lược". Peru có diện tích rừng nhiệt đới lớn thứ tư trên thế giới và thứ hai ở Mỹ-Latin, sau Brazil.
PLO
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Các nước Amazon ký hiệp ước bảo vệ tốt hơn rừng nhiệt đới

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.

Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Giảm thiểu rác thải nhựa để phát triển du lịch Xanh

Giảm thiểu rác thải nhựa để phát triển du lịch Xanh

(Tin Môi Trường) - Theo ước tính, mỗi năm nước ta có hàng trăm triệu lượt khách trong và ngoài nước đi du lịch ở khăp các địa phương. Cùng với xu thế hiện đại, ngành Du lịch Việt Nam là một trong những ngành thường xuyên gây thêm mối nguy ô nhiễm cho môi trường nói chung và đại dương nói riêng, trong đó có rác thải nhựa. một nguồn phát sinh rác thải nhựa lớn trong nước. Thực tế cho thấy, rác thải nhựa trong lĩnh vực du lịch có hướng tăng dần theo từng năm và đang gây áp lực cho môi trường, phát sinh bệnh tật, ô nhiễm nguồn nước,…

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI