Môi trường » Bảo vệ môi trường
Bộ trưởng Trần Hồng Hà: báo cáo môi trường từ Formos quá chung chung
(14:12:38 PM 18/07/2016)
Bộ trưởng Trần Hồng Hà tại hội nghị - Ảnh: NAM TRẦN
Sáng 18-7, tại hội nghị sơ kết 6 tháng và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2016, báo cáo với Phó thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng, ông Hà nói:
“Hiện có quá nhiều bất cập trong luật pháp về bảo vệ môi trường. Luật quy định cần đánh giá tác động môi trường ngay từ khi mới có ý tưởng, đề xuất dự án để làm căn cứ xét duyệt đầu tư, cấp giấy phép đầu tư. Thực tế như vậy không khả thi.
Như vụ Formosa vừa qua, báo cáo đánh giá tác động môi trường mang tính chất chung chung quá. Đánh giá tác động môi trường hiện nay như hình thức để các doanh nghiệp qua mắt được để đầu tư”.
“Đề nghị Phó thủ tướng chỉ đạo cho phép nên xem xét báo cáo đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn xem xét cấp giấy phép xây dựng thì lúc đó mới có thiết kế cơ sở, mới có căn cứ để đánh giá tác động môi trường” - ông Hà kiến nghị.
Theo ông Hà, công tác thanh tra, kiểm tra và hậu kiểm cũng rất quan trọng. Nếu làm theo cách cũ thì không bao giờ triển khai được với những dự án như nhà máy giấy Lee & Man, Formosa.
Thực tế khi vào thanh tra Formosa vừa qua, cả trăm nhà khoa học cùng thanh tra nhưng phải tới hơn một tháng mới đưa ra được kết quả, mới mô tả được nhà máy theo quy trình công nghệ ra sao rồi mới phát hiện ra được sai phạm.
"Trong thanh tra hiện nay cần có cơ chế để có nguồn tài chính huy động các lực lượng cùng tham gia. Còn nếu lấy theo nguồn tài chính được phân thì rất khó thực hiện” - ông Hà nói.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà báo cáo với Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, qua vụ việc Formosa vừa qua, có thể thấy báo cáo đánh giá tác động môi trường mang tính chất chung chung quá - Ảnh: NAM TRẦN
Môi trường nóng mà năng lực chưa đáp ứng được yêu cầu
Báo cáo riêng về những hạn chế, tồn tại trong lĩnh vực môi trường, ông Nguyễn Văn Tài - Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường thừa nhận trong 6 tháng đầu năm đã xảy ra sự cố môi trường chưa từng có, làm hải sản chết hàng loạt ở miền Trung.
Theo ông Tài, nhiệm vụ cấp bách hiện nay là triển khai kịp thời các công cụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, xử lý triệt để các công trình gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
“Phải triển khai rà soát các nguồn thải lớn ra sông ra biển, để có tham mưu thanh tra diện rộng trong thời gian tới” - ông Tài cho biết.
Về nhiệm vụ 6 tháng cuối năm, theo ông Tài, trong số những việc cần triển khai có nhiều việc liên quan đến vấn đề hậu thanh tra Formosa. Triển khai các công cụ quản lý nhà nước để rà soát, đánh giá thanh tra diện rộng các nguồn thải lớn để nắm bắt được và kiểm soát chặt chẽ các đối tượng này, tránh sự cố tương tự như formosa.
Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Nguyễn Văn Tài thừa nhận, vấn đề môi trường hiện nay đang quá nóng, trong khi năng lực để ứng phó xử lý, phòng ngừa, quản lý nhà nước hiện nay là bất cập so với yêu cầu - Ảnh: NAM TRẦN
Theo ông Tài, vấn đề môi trường hiện nay đang quá nóng, trong khi năng lực để ứng phó xử lý, phòng ngừa, quản lý nhà nước đảm bảo phát triển bền vững về môi trường hiện nay là bất cập.
"Hiện nay, ở địa phương nổi lên nhiều vấn đề môi trường như vụ sông Bưởi, Formosa… Vì vậy, cần có cơ chế phối hợp giữa trung ương và địa phương để ứng phó, xử lý sự cố” - ông Tài trình bày.
Phát biểu tại hội nghị, Phó thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng thẳng thắn cho rằng tình hình ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng.
“Đặc biệt là việc xả thải trực tiếp các nước thải chưa được xử lý, có độc hại có khả năng gây ô nhiễm ra môi trường ra hồ, ao, sông kênh và cả ra biển của các cơ sở sản xuất” - ông Dũng nêu.
Theo ông Dũng, chính vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay, trong khi việc quan tâm xử lý chất thải, xử lý ô nhiễm môi trường chưa được quan tâm đúng mức khiến người dân bức xúc.
Về nhiệm vụ 6 tháng cuối năm, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ TN-MT rà soát ngay các chính sách pháp luật về môi trường.
"Phải khắc phục bằng được sự chồng chéo, lấp đầy chỗ trống về pháp luật, để tất cả các vấn đề, hành vi gì trong thực tiễn đòi hỏi thì đều có pháp luật điều chỉnh” - ông Dũng nhấn mạnh.
Ông Dũng cũng chỉ đạo Bộ TN-MT phải thực hiện ngay việc kiểm soát từ khâu đánh giá tác động môi trường của dự án, nghiệm thu công trình bảo vệ môi trường của dự án để cho phép dự án hoạt động.
“Chỉ cấp phép hoạt động đối với cơ sở có chất thải được xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường. Xử lý nghiêm mọi vi phạm, không loại trừ bất kỳ tổ chức, cá nhân nào. Nếu cần chuyển qua cơ quan điều tra xem xét, xử lý hình sự” - ông Dũng chỉ đạo.
Đối với vụ việc Formosa, ngoài việc tiếp tục giám sát thực thi các giải pháp, biện pháp với Formosa, cần sớm có đánh giá đối với môi trường biển ở 4 tỉnh miền Trung.
“Cần công bố an toàn môi trường biển cho người dân, doanh nghiệp biết để người dân yên tâm, doanh nghiệp yên tâm. Việc công bố này phải họp báo, mời các nhà khoa học đến để công bố trên căn cứ khoa học” - ông Dũng yêu cầu.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
- Chủ tịch tỉnh Bình Định chỉ đạo điều tra vụ chặt phá gần 6ha rừng tự nhiên
- Tổ chức WWF đề xuất lộ trình giảm túi ni-lông trong siêu thị, trung tâm thương mại tại Đà Nẵng, Phú Yên
- Đà Nẵng đề xuất chuyển 43,79 ha rừng trồng để Sun Group làm dự án khu biệt thự sinh thái
- Vi phạm khai thác khoáng sản, Công ty TNHH Phú Điền bị phạt 238 triệu đồng
- Phát động Chương trình "Rừng Xanh Lên" năm 2024 phục hồi 25 ha rừng nối giữa Hòa Bình và Sơn La.
- Lâm Đồng yêu cầu điều tra vụ đầu độc thông trên đất rừng giao cho Công ty Cổ phần Hà Phong quản lý.
- TPHCM yêu cầu các sở cung cấp hồ sơ dự án cây xanh cho Bộ Công an
- Cần hạn chế đốn hạ cây xanh khi xây dựng các công trình
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
(Tin Môi Trường) - Thành phố Đồng Xoài treo thưởng tiền cho người nào tìm, cung cấp thông tin xác định thủ phạm gây ra mùi hôi thời gian qua.
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.