»

Chủ nhật, 19/01/2025, 02:19:20 AM (GMT+7)

Bộ TN&MT bác đề xuất nâng công suất nhà máy Lee&Man

(18:52:28 PM 19/01/2019)
(Tin Môi Trường) - Nhà máy giấy Lee & Man mong muốn nâng công suất từ 420.000 tấn/năm lên 1,42 triệu tấn/năm.

Chiều 16/1, ông Hoàng Văn Thức (Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT) cho biết đã bác đề xuất nâng công suất Nhà máy giấy Lee&Man (xã Phú Hữu A, huyện Châu Thành, Hậu Giang) từ 420.000 tấn/năm lên 1,42 triệu tấn/năm.

 

 

Bộ[-]TN&MT[-]bác[-]đề[-]xuất[-]nâng[-]công[-]suất[-]nhà[-]máy[-]Lee&Man 

Nhà máy giấy Lee&Man. Ảnh: Tiền Phong
 
Trả lời Pháp Luật TP.HCM, ông Thức cho biết:  “Trong bối cảnh tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường, đặc biệt đối với các ngành sản xuất dựa vào nguyên liệu là phế liệu như ngành giấy, Bộ đã bác đề xuất trên và yêu cầu địa phương và doanh nghiệp hoàn thiện các điều kiện nâng công suất nhà máy”.
 
Ông Thức cho rằng, ngành sản xuất giấy là một trong những ngành cần được kiểm soát chặt chẽ vấn đề về môi trường.
 
Ở trường hợp này, phía Hậu Giang đề xuất nâng công suất của nhà máy này từ 420.000 tấn lên 1,42 triệu tấn/năm, tăng gấp hơn ba lần công suất cũ, vì vậy càng phải được xem xét cẩn trọng, chặt chẽ hơn.
 
“Một trong những điều kiện mà Bộ yêu cầu địa phương, doanh nghiệp hoàn thiện trong hồ sơ đề xuất nâng công suất là phải lấy ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học và đặc biệt là cộng đồng dân cư sống quanh khu vực nhà máy này” - ông Thức nhấn mạnh.
 
Được biết, trước đó, UBND tỉnh Hậu Giang đã có công văn gửi Bộ TN&MT xin ý kiến góp ý về việc nâng công suất Nhà máy giấy Lee&Man.
 
Cụ thể, tháng 6/2018, UBND tỉnh Hậu Giang đã có công văn do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Nguyễn Văn Tuấn ký gửi Bộ TN&MT xin ý kiến góp ý dự án mở rộng Nhà máy sản xuất giấy cứng bao bì cao cấp của Công ty TNHH Giấy Lee&Man Việt Nam.
 
Theo đó, cuối năm 2009, tỉnh Hậu Giang thống nhất chủ trương cho Tập đoàn Giấy Lee&Man đầu tư dự án cụm công nghiệp giấy tại cụm công nghiệp tập trung Phú Hữu A - giai đoạn 1 với quy mô khoảng 82,8 ha.
 
Đến tháng 12/2010, UBND tỉnh Hậu Giang cấp 2 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Công ty TNHH Giấy Lee&Man Việt Nam với tổng diện tích 82,8 ha.
 
Trong đó, một giấy cấp cho Công ty TNHH Giấy Lee&Man Việt Nam để đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất giấy cứng bao bì cao cấp sản lượng 420.000 tấn/năm với diện tích 41,9 ha.
 
Giấy còn lại cấp cho Công ty TNHH nhà máy bột giấy Lee&Man Việt Nam để đầu tư xây dựng nhà máy bột giấy sản lượng 330.000 tấn/năm với diện tích 40,8 ha.
 
Hiện nay Công ty TNHH Giấy Lee&Man Việt Nam đã xây dựng hoàn thành và đưa vào hoạt động chính thức nhà máy sản xuất giấy cứng bao bì cao cấp sản lượng 420.000 tấn/năm, còn dự án nhà máy bột giấy sản lượng 330.000 tấn/năm chưa triển khai thực hiện.
 
Phía công ty có văn bản đề nghị không thực hiện dự án nhà máy bột giấy, thay vào đó xin đầu tư mở rộng diện tích, nâng công suất dự án nhà máy sản xuất giấy cứng bao bì cao cấp sản lượng 420.000 tấn/năm thành 1,42 triệu tấn/năm, tổng mức đầu tư 348,68 triệu USD (tương đương 7.670 tỉ đồng).
 
Trong công văn gửi Bộ TN&MT, UBND tỉnh Hậu Giang thể hiện quan điểm ủng hộ việc đầu tư mở rộng dự án nhà máy sản xuất giấy cứng bao bì cao cấp và đề nghị Bộ TN&MT xem xét đóng góp ý kiến để làm cơ sở trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư mở rộng dự án.
 
Nhà máy bột giấy này đi vào hoạt động năm 2017 nhưng đã liên tục "có vấn đề" trong vận hành và xử lý chất thải.
 
Chưa kể, tổ hợp nhà máy giấy Lee&Man còn sử dụng công nghệ đốt than trong khi trình Chính phủ lại khai nhận là nhà máy điện sinh khối.
 
Trả lời Tiền Phong ngày 22/12, ông Nguyễn Văn Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang cho biết, ý kiến của Bộ Công Thương về dự án trên là nhiệt điện than, nhưng trong Quy hoạch Điện VII điều chỉnh của Thủ tướng Chính phủ lại là nhà máy nhiệt điện sinh khối. Do đó, Hậu Giang đề nghị Bộ Công Thương trình Chính phủ điều chỉnh nội dung của Quy hoạch.
ĐV (Tổng hợp)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Bộ TN&MT bác đề xuất nâng công suất nhà máy Lee&Man

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI