Môi trường » Bảo vệ môi trường
Bất ổn dự án thép Cà Ná!
(08:51:26 AM 09/09/2016)Theo Quyết định số 3516 ban hành ngày 25-8 của Bộ Công Thương, dự án “Khu liên hợp luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná - Ninh Thuận” với công suất 16 triệu tấn/năm, vốn đầu tư 10,6 tỉ USD đã được bổ sung vào quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và hệ thống phân phối thép giai đoạn 2020, xét đến 2025. Trong khi đó, quy hoạch phát triển công nghiệp, thương mại vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 mới ban hành ngày 22-8 lại không thấy tên dự án được triển khai ở Ninh Thuận trong danh mục các chương trình, dự án đầu tư chủ yếu.
Vùng biển Cà Ná, nơi tỉnh Ninh Thuận chấp thuận cho Tập đoàn Hoa Sen đầu tư nhà máy chế biến thép
Đừng chạy theo doanh nghiệp
Trước việc đưa dự án thép của Tập đoàn Hoa Sen (HSG) vào quy hoạch, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng vấn đề quy hoạch sẽ không còn ý nghĩa khi cứ có bất kỳ dự án nào doanh nghiệp (DN) muốn làm thì lại đưa vào quy hoạch. “Quy hoạch một dự án phải có tính toán thật cẩn trọng và kỹ lưỡng, chứ nhà nước cứ chạy theo DN thì quy hoạch để làm gì?” - bà Lan nói.
Về góc độ thị trường, theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, Trung Quốc đang dư thừa công suất thép cực kỳ lớn (dự kiến 1.600 triệu tấn/năm) nên buộc họ tăng tốc độ bán hàng để tránh lãng phí đầu tư. Bởi vậy, nếu HSG muốn xây dựng dự án này để cạnh tranh buôn bán thép với Trung Quốc thì câu hỏi đặt ra là liệu có cạnh tranh được không? “Về mặt tài chính, việc HSG tính đến sử dụng nguồn vốn của tập đoàn và một phần vốn vay cũng gây lo ngại bởi vốn vay sẽ hạn chế hiệu quả kinh tế” - bà Lan phân tích.
Đại diện một DN sản xuất thép trong nước cho rằng chỉ tiếp cận rủi ro về thị trường của dự án này đã thấy lộ ra nhiều bất ổn. Quy hoạch đến năm 2025, công suất của ngành thép chỉ rơi vào 20 triệu tấn mà riêng dự án này đã lên tới 16 triệu tấn thì việc sử dụng công suất chắc chắn sẽ lãng phí.
Cũng theo đại diện DN này, về luyện thép thì ở Việt Nam chỉ nhiều nhất là 3 DN có kinh nghiệm sản xuất nhưng trong số này không có HSG. “Nếu làm tôn thì chỉ cần gia công sau cán, tức là xử lý bề mặt, phủ sơn màu thôi, không cần kỹ thuật gì. Nhưng luyện thép là chuyện khác. Các đơn vị muốn tham gia cần xem xét đến rất nhiều yếu tố rủi ro, nhất là khả năng làm chủ công nghệ, mà muốn làm chủ công nghệ phải có cả vốn lẫn nhân lực được đào tạo, chỉ có tiền mà không có nhân lực sẵn sàng phục vụ thì cũng không được” - đại diện một DN thép nhấn mạnh.
Đừng quên bài học Formosa
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng hiện chưa thể tin tưởng vào khả năng kiểm soát tác hại môi trường của Việt Nam trong các dự án như thế này. “Các DN có thể có tiền để đầu tư nhưng liệu có người đủ trình độ để kiểm soát về tác hại môi trường cũng như giám sát một nhà máy với công nghệ hiện đại hay không? Còn nếu yêu cầu thiết bị có thể kiểm soát được môi trường thì sẽ rất đắt và khó cạnh tranh về mặt kinh tế. Tôi lo môi trường hơn nhiều so với số phận của một DN. Tôi cho rằng mất mát của DN cũng là thiệt hại tài sản và mất mát của xã hội nhưng mất mát về môi trường thì như ta biết qua vụ Formosa, nó lớn hơn nhiều lắm so với mất mát của một DN” - bà Lan băn khoăn.
Cũng theo bà Lan, Việt Nam đã vấp phải thảm họa của Formosa rồi thì không nên để bất cứ một thảm họa nào khác xảy ra nữa. Bài học còn đang nóng hổi như vậy thì không nên sẵn sàng chấp nhận một dự án khác tương tự.
Nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, GS Nguyễn Mại, khẳng định không phải cứ sản xuất liên quan đến sắt thép là ảnh hưởng môi trường. Nhưng vấn đề đặt ra là làm sao có công nghệ để không ảnh hưởng đến môi trường và kiểm soát để không gây ra ô nhiễm môi trường. Dẫn ví dụ từ Formosa, GS Nguyễn Mại cho rằng thực tế, dự án của Formosa cũng từng thực hiện đánh giá tác động môi trường khá bài bản nhưng sau khi đưa vào vận hành thì không có cách nào đo đếm được lượng chất thải. “Trên thế giới, khâu đánh giá tác động môi trường được coi trọng nhưng không quan trọng bằng việc theo dõi trong xây dựng, bắt đầu đưa vào vận hành. Liệu với dự án của Hoa Sen có thể thực hiện được điều đó không?” - GS Mại đặt vấn đề.
Lấy đâu ra điện - nước để phục vụ?
Dư luận đặt ra nhiều băn khoăn về dự án nhà máy thép của HSG tại Ninh Thuận, nhất là ảnh hưởng của nó đối với tài nguyên nước, điện.
Ông Phạm Văn Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, cho biết theo phân kỳ đầu tư của HSG, giai đoạn 1 (2017-2018), công suất chế biến thép của nhà máy đạt khoảng 16 triệu tấn/năm, cần lượng nước ngọt 30.000 m3/ngày - đêm. Ông Hậu khẳng định ở thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước đã có nhà máy nước công suất tương đương đủ cung cấp cho nhà máy. Tuy nhiên, thực tế cho thấy Ninh Thuận là tỉnh khô hạn nhất nước; người dân ở 2 huyện Ninh Phước, Thuận Nam từ nhiều năm nay thiếu nước uống, nước sinh hoạt trầm trọng. Như vậy, lấy đâu ra hàng chục ngàn m3 nước mỗi ngày để phục vụ cho nhà máy thép?
Cũng theo ông Hậu, sản lượng điện cần cho toàn bộ dự án là 2.400 MVA. Thế nhưng, Công ty Điện lực Ninh Thuận cho biết hiện trạm biến áp ở huyện Ninh Phước phục vụ cho 2 huyện Ninh Phước và Thuận Nam có công suất khoảng 50 MVA. Đây quả là con số mà ngành điện Ninh Thuận khó kham nổi. “Đến nay, HSG chưa có văn bản nào gửi chúng tôi để đề cập vấn đề này” - một lãnh đạo điện lực Ninh Thuận nói.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
- Chủ tịch tỉnh Bình Định chỉ đạo điều tra vụ chặt phá gần 6ha rừng tự nhiên
- Tổ chức WWF đề xuất lộ trình giảm túi ni-lông trong siêu thị, trung tâm thương mại tại Đà Nẵng, Phú Yên
- Đà Nẵng đề xuất chuyển 43,79 ha rừng trồng để Sun Group làm dự án khu biệt thự sinh thái
- Vi phạm khai thác khoáng sản, Công ty TNHH Phú Điền bị phạt 238 triệu đồng
- Phát động Chương trình "Rừng Xanh Lên" năm 2024 phục hồi 25 ha rừng nối giữa Hòa Bình và Sơn La.
- Lâm Đồng yêu cầu điều tra vụ đầu độc thông trên đất rừng giao cho Công ty Cổ phần Hà Phong quản lý.
- TPHCM yêu cầu các sở cung cấp hồ sơ dự án cây xanh cho Bộ Công an
- Cần hạn chế đốn hạ cây xanh khi xây dựng các công trình
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
(Tin Môi Trường) - Thành phố Đồng Xoài treo thưởng tiền cho người nào tìm, cung cấp thông tin xác định thủ phạm gây ra mùi hôi thời gian qua.
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.