»

Thứ bảy, 18/01/2025, 12:15:22 PM (GMT+7)

Bắt giữ một vụ khai thác cát lậu lớn tại khu vực Cồn Ngựa

(23:32:22 PM 29/12/2014)
(Tin Môi Trường) - Sau nhiều tháng theo dõi, ngày 29/12, Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm - Bộ công an phối hợp với Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã triển khai chuyên án bắt giữ một vụ khai thác cát lậu lớn tại khu vực Cồn Ngựa (thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu), cách đất liền tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu 5 hải lý, cách địa giới đất liền Thành phố Hồ Chí Minh 8 hải lý, cách tỉnh Tiền Giang 16 hải lý.

Hàng trăm cảnh sát của Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Cục Cảnh sát hình sự, Cục Cảnh sát kinh tế, Cục Cảnh sát đường thủy và các cán bộ, chiến sĩ Công an Bà Rịa-Vũng Tàu đã đồng loạt ra quân, bắt giữ 09 tàu có tải trọng từ 500 tấn đến 1.200 tấn đang hút hàng trăm mét khối cát trộm dưới biển, tạm giữ gần 50 người có mặt trên các tàu.

 

Bắt[-]giữ[-]một[-]vụ[-]khai[-]thác[-]cát[-]lậu[-]lớn[-]tại[-]khu[-]vực[-]Cồn[-]Ngựa

Các trinh sát biên phòng tập kích bắt giữ các sà lan khai thác cát trái phép


Theo Đại tá Dương Văn Linh - Phó Cục trưởng Cục cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, hàng ngày tại khu vực Cồn Ngựa có từ 12 đến 15 tàu có trọng tải 700 đến 1.200 tấn thường xuyên hút cát trộm trong vòng bán kính 2km. Trên mỗi tàu bị bắt giữ, các chủ tàu thuê 4-5 công nhân, đều là những lao động phổ thông làm thuê đến từ các tỉnh miền Bắc và miền Tây. Theo chỉ đạo của các chủ tàu, các công nhân sử dụng 12 máy bơm công suất lớn trực tiếp hút cát từ biển vào lúc triều cường lớn, lúc biển có sóng mạnh, hay vào thời điểm thứ 7, chủ nhật, ít có lực lượng chức năng tuần tra theo dõi. Trung bình mỗi ngày các tàu hoạt động từ 4-5 giờ, hút được khoảng 800 mét khối cát, sau đó đem đi bán lại cho các đơn vị san lấp mặt bằng với giá trên dưới 31 triệu đồng/tàu.


Đại tá Dương Văn Linh cho biết: đường dây khai thác cát này hoạt động rất tinh vi, có rất nhiều đối tượng cảnh giới cả dưới nước lẫn trên bộ, khi có đoàn kiểm tra, lập tức bộ phận cảnh giới báo động ngay cho các phương tiện khai thác cát trái phép để họ rút phương tiện về nơi trú ẩn. Các đầu nậu đã ký hợp đồng với các đơn vị có mỏ tại Bến Tre để lấy các giấy tờ hợp pháp, hợp thức hóa nguồn gốc cát khai thác lậu, sau đó mang đi san lấp ở khu vực miền Đông, Tây Nam bộ và Thành phố Hồ Chí Minh. Việc khai thác cát lậu trên địa phận giáp ranh giữa nhiều tỉnh rất khó kiểm soát.


Theo nhận định của Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, việc khai thác cát biển trái phép tại khu vực Cồn Ngựa giáp ranh với khu vực Cửa Đại - tỉnh Tiền Giang sẽ làm thay đổi dòng chảy của các con sông hướng ra biển, dẫn đến tình trạng bồi lấp hoặc sạt lở hàng loạt bờ sông, bờ biển của nhiều địa phương liên quan. Đó là còn chưa kể đến việc, cát biển sau khai thác được các chủ tàu bán cho các công ty hợp pháp, tiếp đó các công ty này bán lại cho các công trình xây dựng để san lấp mặt bằng, hoặc trộn lẫn với cát sông để bán cho người dân xây dựng, điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của các công trình xây dựng trên cạn.


Hiện, các lực lượng của Bộ Công an đang tiếp tục điều tra làm rõ hoạt động khai thác cát trái phép của các chủ tàu và các đối tượng tiêu thụ số cát đó.

Huỳnh Sơn
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Bắt giữ một vụ khai thác cát lậu lớn tại khu vực Cồn Ngựa

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI