»

Thứ tư, 22/01/2025, 04:37:11 AM (GMT+7)

7.200 ngày chăm sóc cây lục bình "độc"

(09:34:44 AM 16/04/2012)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)-20 năm qua, ông Nguyễn Hữu Hội, ở thôn 2, xã Hải An, Tĩnh Gia, Thanh Hóa, chỉ uốn một cây duy nhất. Ông đã mày mò tìm hiểu đủ các thế cây, nâng niu, chăm chút từng cành nhỏ cho “tác phẩm” tâm huyết của cả đời mình.

Theo tiếng đồn của người dân, chúng tôi tìm về thôn 2, xã Hải An, huyện Tĩnh Gia để được tận mắt chiêm ngưỡng cây lục bình "độc” của gia đình ông Nguyễn Hữu Hội.

Tác phẩm tâm huyết cả một đời của ông Hội.
 

Ông Hội cho biết, năm 1992, ông bắt đầu trồng từ khi cây còn non, nuôi cho cây phát triển tự nhiên, vươn cành tùy thích, nhà lại làm nông nghiệp, sẵn có rơm ông đem quấn rơm xung quanh thân cây nơi cần ra rễ cho cây phát triển rễ non, cứ thế cho tới khi rễ cây dài tới 3m ông bắt đầu cho cây phát triển theo ý tưởng của mình. Để làm quy trình này, ông đã phải chăm chút và đợi chờ trong vòng hơn mười năm trời.

 

Lúc đầu nhìn cây có tán to và rễ xùm xòa, ông có ý tưởng định uốn cây thành hình một cây ô, con voi, con ngựa…, nhưng vẫn thấy không hợp, ông lại tham khảo đủ các kiểu dáng cây kiểng, đọc sách tìm hiểu và cuối cùng ông chọn uốn cây thành hình chiếc lục bình.

 

Thường thì khi uốn cây cảnh người ta hay dùng sắt bọc vải cho dễ tạo dáng, còn ở tác phẩm của ông rất cầu kỳ, đòi hỏi phải khéo tay, công phu nhưng ông chủ yếu dùng bằng tre.

 

Lúc bắt đầu uốn rất khó, phải khéo léo làm sao không cho thân, rễ cây mình chọn uốn bị gẫy, phải dùng dây kéo ngược rễ lên thành miệng, sau rồi ép xuống thành thân và phần đế chiếc lục bình. Riêng phần đế ông lại cho đá xung quanh thân cây để khi rễ ăn xuống, gặp đá nó sẽ phình ra ngoài theo hình đế của chiếc lục bình.

Chiếc lục bình bằng rễ cây rất độc đáo.
 

Từ khi bắt đầu thực hiện ý tượng của mình, ông cũng bị những người hàng xóm thích chơi cây cảnh chê bai, nhưng khi đã thành khuôn thì ai ai cũng ngưỡng mộ công phu và lòng kiên trì của ông Hội. Những chiếc rễ sy này được ông khéo léo đan xen vào nhau thành hình con rô rất đều và đẹp.

 

Khi được hỏi về ý tưởng thì ông Hội chia sẻ: "Tôi cũng là người thích chơi cây cảnh, đọc nhiều sách để tham khảo các thế cây và cách chăm bón, nhưng tôi vẫn thích sự "độc” trong nghệ thuật nên mới nghĩ ra và uốn như vậy…”.

 

Ông còn cho biết thêm rễ cây ra rất nhiều trên miệng chiếc lục bình và ông có ý tưởng uốn những con vật trong bộ tứ linh lên tác phẩm của mình. Đã không ít những người khách nước ngoài đi du lịch ngang qua dừng xe tò mò ngắm nghía, ngợi khen và xin chụp ảnh bên tác phẩm nghệ thuật của ông.

Miệng cây lục bình được uốn bằng những rễ cây rất công phu.
 

Bác Nguyễn Văn Bản, một người thích chơi cây cảnh gần nhà ông Hội cho biết: " Đã quá nửa đời người, từng đi nhiều và xem nhiều cây cảnh nhưng tôi chưa từng thấy một cây cảnh giống cây của bác Hội, ngay cả nuôi cây, chờ đợi cho đến khi cây đủ uốn cho tác phẩm của mình những hơn 10 năm cũng chưa thấy…”.

 

"Tiếng lành đồn xa’’, đã không ít những người săn cây cảnh đến hỏi mua, lúc đầu trả với giá 100, 200 triệu rồi lên 300, 380 triệu đồng nhưng ông Hội không bán mà để chơi như một tác phẩm để đời cho con cháu sau này.

Theo Dân Trí
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: 7.200 ngày chăm sóc cây lục bình "độc"

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI