Môi trường » Bảo vệ môi trường
42ha đất ven sông Đồng Nai bị "biến mất" do khai thác cát lậu
(14:37:39 PM 24/05/2015)
Cảnh mua bán, khai thác cát lậu xem thường pháp luật trên sông Đồng Nai, đoạn qua P.Long Phước, Q.9 - Ảnh: HỮU KHOA.
Tờ giấy đỏ chứng nhận quyền sử dụng đất của nhiều người dân giờ đây không còn giá trị, khi đất của họ bị dân khai thác cát lậu làm cho bốc hơi.
Bà Nguyễn Trung Thu tay cầm sổ đỏ, tay cầm bản đồ vừa chỉ vừa nói như khóc: “Vợ chồng tôi mua miếng đất hơn ngàn mét vuông ở phường Long Khánh, quận 9, TP.HCM tính cất nhà, làm vườn dưỡng già, nhưng giờ toàn mênh mông nước”.
Câu chuyện không chỉ mỗi mình vợ chồng bà Thu gánh chịu, mà rất nhiều người dân sống tại khu phố Trường Khánh (P.Long Phước, Q.9, TP.HCM) bị rơi vào tình trạng khốn khổ này. Tổng diện tích đất bị bốc hơi ở đây lên đến trên 42ha.
Thủ phạm của vụ làm bốc hơi hơn 42ha đất này được chỉ mặt: đó là lực lượng khai thác cát lậu đang hoành hành ở đoạn sông Đồng Nai đi qua P.Long Phước.
Người dân cắm hàng trăm cọc dừa đầu bọc sắt nhọn ngăn cát tặc xâm hại đất
Chợ cát thách thức luật pháp
Ông Q., một người có thâm niên hơn 10 năm trong nghề hút cát trên sông Đồng Nai nay đã giải nghệ, cho biết khai thác cát lậu muốn “có ăn” phải đợi lúc nước lớn chạy ghe sát mé bờ để hút. Hiện nay, một người làm công cho ghe hút cát lậu kiếm được mỗi ngày khoảng 1 triệu đồng. Mới chỉ người làm công mà đã như thế, huống hồ chủ ghe.
Vì vậy trước mối lợi lớn này, người ta đang lao vào khai thác với suy nghĩ cát là của trời cho, ai nhanh tay thì lấy! Nhưng câu chuyện đâu đơn giản như thế. Cát là tài nguyên do Nhà nước quản lý, khai thác phải có quy hoạch, không thể hút cát vô tội vạ vì như thế đất đai, nhà cửa nằm sát mé sông trước sau gì cũng biến thành sông.
“Một ngày các ghe bán cả trăm mét khối cát, chưa kể lớp bùn phía trên mặt phải bơm bỏ đi thì đất nào còn? Mấy anh thấy đó, trước đây đất của người dân nhưng bây giờ thành sông hết rồi” - ông Q. chỉ tay về chiếc ghe đang hút cát đậu cách bờ hơn 100m nói.
Đeo bám câu chuyện này nhiều ngày liền, chúng tôi thấy các ghe nhỏ sau khi hút cát sát mé bờ xong liền chạy ra ghe lớn đậu giữa sông để bơm sang cát, sau đó lại vào hút tiếp. Cứ khoảng 45 phút, ghe nhỏ lại chạy ra giữa sông sang cát qua ghe lớn.
Cảnh mua bán cát diễn ra tấp nập như một chợ nổi trên sông Đồng Nai. Các ghe lớn mang số hiệu của nhiều tỉnh lân cận như Bình Dương, Long An, Đồng Nai... đậu kín trên khúc sông này mua cát công khai.
Việc hút cát lậu và mua bán diễn ra ngang nhiên tại một bãi cát ven sông thuộc P.Trường Thạnh, Q.9, TP.HCM
Đất biến thành sông
Người dân đang ở nơi đây như ngồi trên đống lửa vì không biết ngày nào nhà mình bị “hà bá” nuốt. Họ cho biết đã nhiều lần âm thầm đi báo chính quyền địa phương thì kịch bản giống nhau: khi có canô của lực lượng chức năng đến cắm chốt thì tình hình có êm, nhưng sau vài ngày cắm chốt, khi lực lượng chức năng rút đi thì mọi chuyện đâu lại vào đấy.
Ông N.V.Q., một người dân ở đây, kể với vẻ mặt lo lắng: “Cát tặc hung dữ lắm. Nó biết ai đi tố giác thì thuê giang hồ tới đập phá nhà cửa nên người dân chúng tôi chỉ biết ngậm ngùi nhìn từng tấc đất trôi ra sông’’.
Còn ông H. (ngụ khu phố Trường Khánh) - người giữ đất cho một số chủ đất ở nội thành TP.HCM - cho biết có hơn 42ha đất của người dân khu vực này đã biến thành sông. Ông H. dẫn chúng tôi về nhà lấy tờ bản đồ số 21 (P.Long Phước) để chỉ những thửa đất của những người chủ mà ông đang giữ thuê giờ đã biến mất. Những người chủ ấy cũng biết tình trạng này và giờ đã xem như mình đi mua phải vịt trời!
Cảnh hút và bơm bán cát cho ghe lớn ngay trên sông
Chúng tôi đã tìm gặp một chủ đất như thế. Bà Nguyễn Trung Thu cho chúng tôi xem sổ đỏ, bản đồ và chỉ cặn kẽ mảnh đất giờ đã biến thành sông. Cát tặc đã làm bà Thu mất hơn 1.000m2 đất.
Bà nói như khóc: “Vợ chồng tôi tính mua miếng đất sau này cất nhà, làm vườn dưỡng già nhưng giờ toàn mênh mông nước. Mấy chú ráng nêu chuyện này để ngăn chặn nạn cát tặc không làm hại đến đất của những người khác, chứ đất của tôi đã không cứu vãn được nữa rồi”.
Cùng số phận với bà Thu, gần 2.000m2 đất của bà Võ Thị Xuân Hoa cũng bị cát tặc đẩy xuống sông. Tương tự, ông Trần Văn Tiến, Trần Văn Thắng có 1.000m2, ông Nguyễn Văn Hải có gần 700m2... cũng đã bị trôi sông!
Bà Nguyễn Trung Thu cầm sổ đỏ chỉ cặn kẽ mảnh đất của gia đình bà giờ đã biến thành sông. Cát tặc đã làm bà Thu mất hơn 1.000m2 đất
Chính quyền bất lực?
Bà Nguyễn Thị Ngọc Thanh (ảnh), chủ tịch UBND P.Long Phước (Q.9), xác nhận chuyện hơn 42ha đất của người dân bị trôi xuống sông do nạn hút cát lậu là có thật.
Hỏi tại sao không trị được nạn hút cát lậu thì bà Thanh giải thích do đoạn sông này giáp ranh với nhiều xã, huyện của tỉnh Đồng Nai nên khi phát hiện lực lượng chức năng, những người khai thác cát trái phép chỉ cần chạy sang bên phía Đồng Nai là không xử lý được.
Ngoài ra, phương tiện tuần tra, xử lý của địa phương chỉ có một canô và một ghe cũ thường xuyên hư hỏng nên để tuần tra, truy bắt cát tặc rất khó khăn. Chính quyền địa phương đang đề xuất lên trên để có phương án tốt nhất dẹp bỏ tình trạng này.
Ông H. chỉ vào tấm bản đồ có phần đất bị mất
Tương tự, thượng tá Nguyễn Hồng Ninh - phó trưởng Phòng cảnh sát giao thông đường thủy TP.HCM - cho biết:
“Đây là địa bàn phức tạp, giáp ranh với nhiều xã, huyện của TP.HCM và Đồng Nai. Các đối tượng khai thác cát lại có người theo dõi nắm bắt tình hình tuần tra của lực lượng. Khi phát hiện thì cho ghe bỏ chạy trước khi lực lượng đến, nếu không chạy kịp thì rút “lỗ lù” - một lỗ khoan sẵn trên ghe rồi cho ghe chìm - nên rất khó xử lý”!
Các đối tượng cho ghe vào sát bờ đất của người dân, dùng ống cột vào hai cây sào cắm sâu xuống đất hút cát lên ghe
Khoảng 40 phút thì các đối tượng trộm cát hút đầy ghe và nhanh chóng sang bán cát cho các ghe đậu chờ sẵn
Hàng chục ghe lớn nhỏ đậu kín mặt sông hút cát. Nơi hút cát trước kia là đất của người dân
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
- Chủ tịch tỉnh Bình Định chỉ đạo điều tra vụ chặt phá gần 6ha rừng tự nhiên
- Tổ chức WWF đề xuất lộ trình giảm túi ni-lông trong siêu thị, trung tâm thương mại tại Đà Nẵng, Phú Yên
- Đà Nẵng đề xuất chuyển 43,79 ha rừng trồng để Sun Group làm dự án khu biệt thự sinh thái
- Vi phạm khai thác khoáng sản, Công ty TNHH Phú Điền bị phạt 238 triệu đồng
- Phát động Chương trình "Rừng Xanh Lên" năm 2024 phục hồi 25 ha rừng nối giữa Hòa Bình và Sơn La.
- Lâm Đồng yêu cầu điều tra vụ đầu độc thông trên đất rừng giao cho Công ty Cổ phần Hà Phong quản lý.
- TPHCM yêu cầu các sở cung cấp hồ sơ dự án cây xanh cho Bộ Công an
- Cần hạn chế đốn hạ cây xanh khi xây dựng các công trình
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe
(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.