Công nghệ xanh » Vật liệu xanh
Máy phát điện chạy bằng nước: Chưa thuyết phục
(06:58:19 AM 10/03/2012)>>Công bố sản phẩm máy phát điện dùng nước đầu tiên thế giới
>>Máy phát điện chạy bằng nước?
Ngày 9-3, Ban Quản lý Khu công nghệ cao TPHCM (KCNC) phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu triển khai (R&D) thuộc KCNC TPHCM tổ chức Hội đồng khoa học do GS-VS Nguyễn Văn Hiệu, Giám đốc Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia, Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ chủ trì, với mục đích thẩm định giá trị công trình nghiên cứu máy phát điện chạy bằng nước của TS Nguyễn Chánh Khê, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu triển khai KCNC TPHCM. Sau gần 3 giờ trao đổi thẳng thắn với tác giả, các nhà khoa học vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều.
Nhiều nhà khoa học đưa ra chất vấn phát minh mới của TS Nguyễn Chánh Khê vào chiều 9-3. Ảnh: Tr.Thanh |
Tại hội đồng, TS Nguyễn Chánh Khê và các cộng sự vẫn khẳng định phát minh chiếc máy phát điện chạy bằng nước có công suất 2.000W là hoàn toàn có cơ sở, dựa trên nguyên lý tách hydrogen từ nước rồi đốt hydrogen này tạo ra năng lượng. Hợp chất đặc biệt (tác giả gọi là chất xúc tác A) có tác dụng phản ứng với nước tạo hydro tiếp tục được TS Nguyễn Chánh Khê giữ bí mật hoàn toàn và xem đây là “bí quyết công nghệ” của ông. Ông cũng khẳng định, một đèn compast 50W phát sáng trong 1 giờ chỉ tiêu tốn khoảng 1.000 đồng chi trả cho chất khử. Điều đáng nói, đây không phải là lần đầu tiên TS Nguyễn Chánh Khê sử dụng cụm từ “bí mật công nghệ” dành cho các nghiên cứu của mình.
Trả lời báo chí, TS Nguyễn Chánh Khê cho biết: “Đây là hợp chất đặc biệt do chúng tôi nghiên cứu ra. Do là hợp chất tổng hợp của nhiều chất khác nhau, các nhà khoa học chưa dùng được, chưa hiểu được”.
TS Hà Thúc Chí Nhân, Phó Trưởng khoa Khoa học vật liệu nhận định, trên thế giới đã từng sử dụng muối hóa học để tách hydro ra khỏi nước, tuy nhiên, nếu dùng muối để tạo ra nguồn điện phát sáng bóng đèn 50W như thí nghiệm của TS Nguyễn Chánh Khê phải mất từ 200.000 - 300.000 đồng, hoàn toàn không có lợi về mặt kinh tế. Cho nên, điểm mấu chốt nằm ở hợp chất khử ban đầu của chiếc máy này, nhưng nó vẫn là điều bí mật.
Một nhà khoa học khác lý giải, để giải phóng được hydro cần một nguồn năng lượng, năng lượng ở đây theo tác giả là do phản ứng hóa học sinh ra. Thế nhưng, tác giả lại trả lời rằng đó là chuyện riêng của tác giả và không cho biết phản ứng đó là gì? Như vậy, không thể thuyết phục chúng tôi được.
GS-TSKH Nguyễn Đăng Hưng, một nhà khoa học Việt kiều, cho rằng bên cạnh khía cạnh công nghệ nên giữ bí mật, khía cạnh khoa học của công trình cần phải rõ ràng. Ví dụ: Ta có thể gọi là chất rắn A là chất xúc tác hay là chất khử? Bởi về nguyên lý chất xúc tác là chất trung gian không can dự vào phản ứng phân tử hoặc nếu có can dự cũng giữ lại hình thể niên đại của nó, còn chất khử thì tham dự vào phản ứng và biến thành một chất khác. Thế nhưng, từ những sơ đồ phản ứng của tác giả, chúng tôi không xác định được chất đó gọi là gì.
Trong khi đó, với câu trả lời chất rắn A là chất xúc tác, PGS-TS Nguyễn Thị Phương Thoa, Trưởng bộ môn Hóa lý, Trường ĐH KHTN TPHCM, phản bác, nếu đó là chất xúc tác thì nó có tác dụng tăng tốc độ phản ứng lên, chứ không thể biến một phản ứng không xảy ra thành xảy ra được. Trong khi đó, TS về năng lượng Nguyễn Bách Phúc nói: “Nếu có máy này, năng lượng sẽ không còn là vấn đề với thế giới. Tuy nhiên, với cách giải thích những phản ứng trong nghiên cứu là cái riêng của TS Nguyễn Chánh Khê, vậy thì đâu cần đến đây để nói chuyện khoa học nữa”.
Kết luận về đề tài của TS Nguyễn Chánh Khê, cá nhân GS-VS Nguyễn Văn Hiệu cho biết: “Tôi hoàn toàn ủng hộ TS Nguyễn Chánh Khê giữ bí mật hợp chất đặc biệt của mình, bởi nếu chứng minh được hiệu quả tách hydro của hợp chất này, giá trị mà nó mang lại không chỉ cả ngàn tỷ đô mà còn có ý nghĩa về mặt xã hội, phục vụ tốt cho nhân dân các vùng thiếu điện. Tuy nhiên, TS Nguyễn Chánh Khê phải thử nghiệm tại KCNC bằng một chiếc máy cụ thể để có thể đánh giá chính xác mức độ ổn định của hợp chất rắn trên. Đồng thời, Bộ KHCN, Ban quản lý KCNC nên cấp nguồn kinh phí để TS Nguyễn Chánh Khê tiếp tục hoàn thiện nghiên cứu của mình”.
Dự kiến, trong đầu tuần tới, Ban Quản lý KCNC TPHCM và Trung tâm Nghiên cứu triển khai sẽ tổ chức họp báo để công bố các kết luận chính thức về phát minh mới trên.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'
- Dùng drone xử lý mùi hôi tại bãi rác An Hiệp
- Phát triển giao thông xanh cho tương lai
- Phương pháp mới tạo vật liệu bán dẫn từ nước thải
- Đổi mới sáng tạo trong giải quyết ô nhiễm nhựa tại khu vực sông Mekong
- Người dân cần sử dụng thuốc diệt cỏ đúng cách
- Các chất HFC sẽ được quản lý, loại trừ từ năm 2024
- Phát hiện mới về loài thụ phấn cho những bông hoa đầu tiên trên Trái Đất
- Bình Định hướng đến giảm thiểu ô nhiễm nhựa đại dương
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim
(Tin Môi Trường) - Vào cuối kỷ Tam Điệp, miền đất nay là bang Wyoming của nước Mỹ tồn tại một quái thú kỳ lạ với chiếc mỏ như vẹt, mình khủng long. Nó được đặt tên là Beesiiwo cooowuse, một loài mới.
Hàng triệu người đang bị lừa bởi website giả mạo Zalo
(Tin Môi Trường) - Gõ từ khóa “zalo web” lên công cụ tìm kiếm, top đầu kết quả trả về luôn có 2 địa chỉ “zaloweb.me” và “zaloweb.vn”. Đây đều là các website giả mạo do kẻ xấu tạo ra để lừa người sử dụng. Mỗi ngày đang có hàng triệu lượt truy cập vào các địa chỉ này.
Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học
(Tin Môi Trường) - Theo ghi nhận của các chuyên gia Bkav, lợi dụng tình trạng nhiều khách hàng gặp khó khăn khi cập nhật sinh trắc học trên các ứng dụng, kẻ xấu giả danh cán bộ ngân hàng vờ hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nạn nhân.