Môi trường
10 sự kiện môi trường nổi bật trong nước năm 2011
(16:09:08 PM 29/12/2011)1. Đưa Cụ Rùa lên bờ chữa bệnh
Từ tháng 2/2011, nhiều phương tiện truyền thông đã lên tiếng về tình hình sức khỏe của cụ Rùa ở Hồ Gươm. Theo đó, Cụ Rùa có dấu hiệu rất mệt mỏi bị khá nhiều vết thương và những vết thương đều có dấu hiệu lở loét không chỉ ở cổ, mai, mà ở quanh thân, các kẽ chân, móng chân, da...
Tiếp đó, sau rất nhiều tranh cãi, ngày 3/4/2011, các chuyên gia đã quyết định vây bắt rùa Hồ Gươm để chữa bệnh. Rùa được điều trị bằng phác đồ riêng bằng các bước như Xử lý các vết thương cho rùa và dùng bài thuốc an toàn, phân tích tác nhân gây bệnh, quyết định chủng loại thuốc, tính toán liều lượng thuốc cần dùng, sau khi kết thúc dùng thuốc, đưa rùa ra bể nuôi dưỡng một thời gian (tùy thuộc vào các điều kiện thực tế) để tiếp tục theo dõi. Sau 100 ngày điều trị, cụ rùa đã được thả xuống hồ vào ngày 12/07/2011, sau khi thanh lọc nguồn nước trong hồ.
2. Hồ Ba Bể là khu Ramsar của thế giới
Hồ Ba Bể-Ảnh minh họa
Ngày 5/6/2011, tại Bắc Kạn, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã trao quyết định của Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên hiệp quốc (UNESCO) công nhận hồ Ba Bể là khu Ramsar của thế giới. Hồ Ba Bể là vùng đất thứ 3 của Việt Nam được UNESCO công nhận là khu Ramsar (vùng đất ngập nước quan trọng của thế giới) sau khu Xuân Thủy ở tỉnh Nam Định và khu Bàu Sấu ở tỉnh Đồng Nai.
Ba Bể có hồ rộng khoảng 500ha trên độ cao 178m so với mặt biển. Với độ sâu trung bình 17-23m, có chỗ sâu nhất lên tới 29m, Ba Bể là hồ tự nhiên trên núi duy nhất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng ở Việt Nam.
Nằm trong quần thể Vườn Quốc gia Ba Bể với 21 điểm du lịch, danh thắng đặc sắc, kỳ thú, như hang Dơi, động Puông, động Nả Phoòng, động Thẳm Kít… hồ Ba Bể là khu du lịch sinh thái, văn hóa quan trọng trong vùng du lịch miền núi Ðông Bắc.
Hồ Ba Bể còn là khu bảo vệ độc đáo trong hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam, với các sinh cảnh nước ngọt rất đa dạng, các quần thể của một số loài động vật rất quan trọng trong việc duy trì tính đa dạng sinh học và là nơi duy nhất ở Việt Nam ghi nhận một loài linh trưởng có vùng phân bố hẹp là voọc đen má trắng...
3. Công ty Sonadezi Long Thành xả nước thải ra môi trường
Ảnh minh họa
Ngày 4/8, Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường (C49) - Bộ Công an đã bắt quả tang Công ty Sonadezi Long Thành (huyện Long Thành - Đồng Nai) xả nước thải có mùi hôi đen đặc, hôi nồng nặc ra rạch Bà Chéo (thông với sông Đồng Nai).
Theo kết luận của C49 Sonadezi có 3 vi phạm. Đầu tiên là hành vi xả nước thải vượt tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật từ 5 đến dưới 10 lần với khối lượng trên 9.000 m3 một ngày đêm ra môi trường.
Thứ hai, công ty này còn thực hiện không đúng, không đầy đủ báo cáo tác động môi trường của Bộ Tài nguyên Môi trường đã phê duyệt. Cuối cùng, Sonadezi cũng không vận hành đầy đủ hệ thống xử lý nước thải đã được xây dựng. Với những vi phạm trên, công ty Sonadezi Long Thành đã bị xử phạt với tổng số tiền lên đến 405 triệu đồng.
4. Tạm dừng cấp phép khai thác khoáng sản
Ảnh minh họa
Kể từ ngày 30/08/2011, Chính phủ đã quyết định tạm dừng cấp phép khai thác khoáng sản. Quyết định này nhằm đối phó với những hoạt động khai khoáng tràn lan, thiếu quy hoạch, tự phát đã dẫn đến hậu quả ô nhiễm môi trường, phát sinh tệ nạn xã hội.
Đồng thời, Chính phủ đã giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì soạn thảo dự thảo quyết định phê duyệt chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Dự thảo chiến lược khẳng định khoáng sản là tài sản quan trọng của quốc gia, phải được quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Việc khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản phải phù hợp với tiềm năng tài nguyên của từng loại khoáng sản và đặt lợi ích quốc gia làm trọng; tăng cường công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác. Xuất khẩu khoáng sản phải theo nguyên tắc cân đối, bảo đảm nhu cầu sản xuất trong nước và phù hợp với từng thời kỳ.
5. Phát hiện chuột đá “tuyệt chủng 11 triệu năm” ở Quảng Bình
Chuột đá được phát hiện ở Quảng Bình - Ảnh Internet
Ngày 6/9/2011, ông Lưu Minh Thành, giám đốc vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), cho biết: Vườn đã nhận được thông tin trên từ Tổ chức Bảo tồn động thực vật hoang dã quốc tế (FFI) và nhóm chuyên gia điều tra đa dạng sinh học của VN ở vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng cho biết đã phát hiện ra loài chuột được cho là đã tuyệt chủng từ 11 triệu năm trước ở Quảng Bình.
Con thú này có hình dạng giống chuột, đuôi dài và khá to, trông như đuôi con sóc, được phát hiện tại địa bàn xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, khi đồng bào người dân tộc Rục bắt được để ăn thịt như những loài chuột khác.
Người Rục gọi loài này là ninh cùng. Qua kiểm tra mẫu, các chuyên gia bước đầu nhận định đây là loài chuột đá (tên khoa học Laonastes aenigmamus). Trước đó, loài chuột đá này được cho là đã không còn sống trên trái đất.
6.Tê giác Java một sừng bị tuyệt chủng ở Việt Nam
Tê giác Java một sừng ỏ Cát Tiên
Ngày 25/10/2011, Quỹ bảo tồn Thiên nhiên thế giới (WWF) và Quỹ Bảo tồn Tê giác Quốc tế IRF khẳng định: Tê giác Java một sừng (Rhinoceros sondaicus annamiticus) đã tuyệt chủng tại Việt Nam. Kết quả phân tích gen của 22 mẫu phân do nhóm khảo sát của WWF và Vườn Quốc gia Cát Tiên thu thập từ năm 2009 đến năm 2010 cho thấy tất cả các mẫu phân này đều thuộc về xác cá thể tê giác được tìm thấy tại vườn vào tháng 4, năm 2010. Xác cá thể này, cùng với một viên đạn tìm thấy ở chân và sừng đã bị lấy đi.
WWF cho rằng mất sinh cảnh sống là yếu tố then chốt dẫn đến sự tuyệt chủng của tê giác Java tại Việt Nam, đồng thời cảnh báo rằng việc thực thi pháp luật không thỏa đáng, quản lý thiếu hiệu quả, xâm lấn đất và xây dựng cơ sở hạ tầng bên trong và gần các khu vực được bảo vệ chỉ làm tăng thêm áp lực cho các quần thể loài vốn đã dễ bị tổn thương trong các khu vực này.
7.Thủy điện gây động đất ở Quảng Nam
Thủy điện Sông Tranh 2
TS Trần Tuấn Anh, Viện trưởng Viện Địa chất, đã nói: “Đới đứt gãy hoạt động mạnh trong lòng địa chất kèm theo công trình thủy điện Sông Tranh 2 ngăn dòng, tích nước lòng hồ là hai nguyên nhân chính gây ra động đất kích thích, lòng đất phát nổ làm rung chuyển mặt đất ở Quảng Nam trong thời gian qua”. Điều này được ông khẳng định tại buổi làm việc vào chiều 1/12/2011 với lãnh đạo tỉnh Quảng Nam sau đợt khảo sát động đất ở huyện Bắc Trà My – Quảng Nam.
Trước đó, từ đầu tháng 11/2011 ở khu vực huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam đã xảy ra nhiều trận động đất. Các trận động đất này đã gây ra rung động nền đất kèm theo tiếng nổ ở khu vực gần chấn tâm. Rất nhiều người dân đã cảm nhận được dao động do động đất gây ra. Nhà cửa và các đồ vật treo đung đưa mạnh.
8.Tranh cãi về việc xây dựng thuỷ điện 6 và 6A tại Đồng Nai
Hội thảo về Tác động của 2 dự án Thủy điện Đồng Nai 6 và 6A đối với vùng hạ lưu và tỉnh Đồng Nai do Sở TN&MT Đồng Nai tổ chức vào ngày 26/10/2011 tại Đồng Nai
Các nhà khoa học đã tranh cãi “nãy lửa” về các vấn đề môi trường liên quan đến dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A . Dự án thủy điện Đồng Nai 6 thuộc qui hoạch khai thác bậc thang thủy điện Đồng Nai. Trong quá trình thực hiện, chủ dự án là Công ty cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai thay đổi thành 2 bậc thang thủy điện, Đồng Nai 6 và 6A. Nhiều ý kiến của các chuyên gia cho rằng, nếu thực hiện thì 2 dự án thủy điện này sẽ tác động nghiêm trọng đến môi trường mà điển hình là hệ sinh thái của Vườn quốc gia (VQG) Cát Tiên. Đồng thời vấn đề này có nguy cơ tác động đối với đa dạng sinh học và nông dân tại vùng dự án sẽ mất đất nông nghiệp, người dân vùng hạ lưu sẽ gặp khó khăn trong canh tác do môi trường thay đổi và kéo theo hàng loạt bất cập…
Một câu hỏi được đặt ra là nếu làm một công trình mà phá vỡ cảnh quan môi trường, tác động xấu đến hệ động, thực vật phong phú của vườn quốc gia thì có nên không. Hiện tại, dự án vẫn chưa có lời kết cho sự tranh cãi này.
9.Thủ tướng chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu
Khí hậu thay đổi, khô hạn đe dọa khắp cả nước- Ảnh minh họa
Ngày 5/12/2011,Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2139/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu.
Quyết định nêu rõ, biến đổi khí hậu là thách thức nghiêm trọng nhất đối với toàn nhân loại, ảnh hưởng sâu sắc và làm thay đổi toàn diện đời sống xã hội toàn cầu. Là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, Việt Nam coi ứng phó với biến đổi khí hậu là vấn đề có ý nghĩa sống còn.
Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu đặt ra 4 mục tiêu cụ thể. Thứ nhất, đảm bảo an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước, xóa đói giảm nghèo, bình đẳng giới, an sinh xã hội, sức khỏe cộng đồng, nâng cao đời sống, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Thứ hai, nền kinh tế các-bon thấp, tăng trưởng xanh trở thành xu hướng chủ đạo trong phát triển bền vững... Thứ ba, nâng cao nhận thức, trách nhiệm và năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu của các bên liên quan; phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực; hoàn thiện thể chế, chính sách...; tận dụng các cơ hội từ biến đổi khí hậu để phát triển kinh tế-xã hội. Thứ tư, góp phần tích cực với cộng đồng quốc tế trong ứng phó với biến đổi khí hậu...
Đây là 1 trong 10 nhiệm vụ chiến lược của Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu. Theo đó, để cảnh báo sớm, đến năm 2015, phải hoàn thành việc xây dựng hệ thống giám sát biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Nâng thời hạn dự báo bão, không khí lạnh lên đến 3 ngày với độ chính xác ngang mức tiên tiến của khu vực châu Á nhằm giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản do các hiện tượng khí hậu cực đoan gây ra.
10. Triều cường lớn nhất lịch sử tại TP. HCM trong 50 năm qua
Ảnh minh họa
Sáng sớm ngày 25/12, triều cường tại TP Hồ Chí Minh đạt mức báo động III và trở thành đỉnh triều cường lớn trong lịch sử (kỷ lục ở mức 1,59m).Triều cường dâng cao khiến nước từ hệ thống cống thoát nước trào lên, tràn qua hệ thống bờ bao, kênh, rạch ven sông gây ngập đường. Ở một số tỉnh, triều cường đạt mức kỷ lục lớn nhất trong 50 năm qua.
Gây ngập lụt ở đây cũng là sự ứ đọng của lũ và công tác quy hoạch thoát lũ ở TP.HCM chưa tốt, chưa đúng nên xảy ra tình trạng ngập úng, ngập lụt cục bộ. TS. Nguyễn Hữu Ninh cho biết: “Một trong những nguyên nhân cơ bản là hồ nước điều hoà trước đây như vùng Thủ Thiêm hay phía Nam Sài Gòn có rất nhiều hồ sinh thái để thoát nước hiện nay đã bị lấp để xây dựng. Vấn đề thiết kế cống rãnh tiêu thoát nước không phù hợp với điều kiện xây dựng hiện nay. Ngoài vấn đề mực nước biển dâng cao hơn và triều cường, những nguyên nhân này góp phần vào làm cho lượng nước rút chậm hơn”.
Trước vấn đề này, các nhà chức trách và các bộ nghành liên quan cần lưu tâm và cần có những giải pháp giải quyết tận gốc để tránh vấn đề ngập lụt đến người dân.
Ý kiến bạn đọc về: 10 sự kiện môi trường nổi bật trong nước năm 2011
-
TĐ (17:18:45 PM 29/12/2011)Một năm nhiều sự kiện nổi bật
Nếu số lượng sự kiện bình chọn là nhiều hơn 10 thì tôi nghĩ việc " Tinmoitruong.vn - Tin nhanh về môi trường Việt Nam, chính thức đến với bạn đọc cả nước" xứng đáng có trong số này. Kính chúc toàn thể quý báo năm mới sức khỏe và an khang, tiếp tục mang lại cho độc giả những bài viết hay và sâu sắc, những thông tin kịp thời và chính xác về tình hình môi trường trong ngoài nước !
-
Ngọc Khuê (22:39:37 PM 29/12/2011)Tuyệt vời
Sao Tin Môi Trường không đưa sự kiện Bộ TN&MT bị " đội sổ" về chỉ số MEI 2011 vào sự kiện môi trường nổi bật trong năm nhỉ. Chỉ cần đưa cái này là đủ nói hết mọi thứ môi trường bếch bát của VN rồi !
-
Tuan Đinh (22:43:21 PM 29/12/2011)Lo lắng
Đ sự kiện bình chọn nổi bật thứ 10 thấylo quá,liệu Sài Gòn rồi có như Thái Lan không? Nếu các cơ quan không có giải pháp ngay từ bây giờ thì không sớm gì muộn SG cũng bị ngập nước y như vậy !
-
MC (12:20:25 PM 31/12/2011)Tê Giác mấy sừng ?
Tôi rất yêu thích và hay đọc Tin môi trường, TMT đã thực hiện rất tốt việc cập nhật, đưa tin về các vấn đề môi trường. Nhưng bài này có một lỗi khá lớn về hình minh họa ở sự kiện số 6: Tê giác Java một sừng bị tuyệt chủng ở Việt Nam. Trên hình rõ ràng không phải là Tê giác Java, và nhìn vào sẽ thấy ngay là con Tê giác ấy có 2 sừng. >> BBT: Cảm ơn bạn đã góp ý, TMT đã bổ sung hình ảnh !
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Trà Vinh tích cực cải thiện chỉ số xanh cấp tỉnh
- Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới và Tháng hành động vì môi trường năm 2023.
- Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học 2023
- Trường Sa đang được xây dựng ra sao?
- Gỡ khó chính sách, tạo hành lang pháp lý thông hành cho doanh nghiệp
- 10 sự kiện môi trường nổi bật trong nước năm 2020
- 10 sự kiện môi trường nổi bật trong nước năm 2019
- Bộ Công Thương sẽ đề xuất mở rộng khai thác bauxite ở Tây Nguyên
- 10 sự kiện môi trường nổi bật trong nước năm 2018
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
- Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
- Trà Vinh tích cực cải thiện chỉ số xanh cấp tỉnh
- Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
- Thanh tra công tác quản lý khai thác, kinh doanh đất hiếm và quặng bô xít
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
- Thanh tra công tác quản lý khai thác, kinh doanh đất hiếm và quặng bô xít
- Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
- Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang
- Trà Vinh tích cực cải thiện chỉ số xanh cấp tỉnh
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
(Tin Môi Trường) - Thành phố Đồng Xoài treo thưởng tiền cho người nào tìm, cung cấp thông tin xác định thủ phạm gây ra mùi hôi thời gian qua.
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.