Sữa không phải nước lã
(11:16:08 AM 18/01/2015)Nông dân Lâm Đồng đổ hàng nghìn lít sữa bò trước nhà máy
Vậy nên thật buồn khi đọc những thông tin về sữa trên báo chí nước ta mấy ngày qua.
Người nông dân trồng trọt, thu hoạch hạt lúa củ khoai, nuôi con bò con lợn thu về lít sữa cân thịt, dù ít dù nhiều vẫn mong có thị trường tiêu thụ. Đồng tiền kiếm được bằng lao động vất vả một sương hai nắng cực khổ trăm bề, họ quý lắm, chứ ai lại nỡ đổ bỏ thành quả bao giờ. Thế mà từ cuối tháng 12.2014 đến nay, người nuôi bò từ bắc chí nam đang khốn đốn bởi sữa. Cụ thể, bà con nông dân xã Phù Đổng, H.Gia Lâm, một xã ngay sát nội thành Hà Nội khủng hoảng thừa sữa, doanh nghiệp chả chịu thu mua, đành đem sữa bò tươi đổ ra ruộng. Cùng thời điểm, hàng chục hộ nuôi bò sữa ở H.Đức Hòa (Long An), vài chục hộ sống bằng nghề nuôi bò sữa ở H.Đơn Dương (Lâm Đồng) chỉ biết kêu trời, phản ứng đơn vị từ chối thu mua bằng cách đổ tràn lan sữa tươi đầy đường đi lối lại. Thoạt nhìn thoạt nghe, chắc chả ai đồng tình với sự lãng phí ấy. Sữa chứ có phải nước lã đâu, mà nước cũng không nên lãng phí, huống hồ sữa. “Sữa để em thơ, lụa tặng già”, người dân VN nào đã nhiều nhặn gì khoản dinh dưỡng hạng khá cao cấp này. Nhưng chúng ta thừa hiểu, bà con cực chẳng đã mà đổ bỏ sữa, lỗi không hoàn toàn ở họ.
Cho đến thời điểm này, VN vẫn thuộc hàng những quốc gia tiêu thụ sữa ít nhất thế giới tính theo đầu người. Những vùng xa xôi hẻo lánh, núi cao, sữa lại càng ít, càng quý hiếm. Thể trạng người VN chậm phát triển, một phần do thiếu nguồn dinh dưỡng quan trọng là sữa. Trong khi đó, sản phẩm sữa, nhất là sữa ngoại nhập, giá bán lẻ cao ngất, gấp đôi gấp ba giá sữa ở nhiều nước (gấp ba lần so với Ấn Độ, gấp đôi Malaysia, gấp rưỡi Thái Lan...). Sữa vẫn nằm ngoài tầm tay của số đông dân chúng, “ngoài vùng phủ sóng” đối với người nghèo.
Nghịch lý ở chỗ, theo một thống kê của Bộ Công thương, mỗi năm nước ta phải bỏ ra cả tỉ USD để nhập sữa nguyên liệu (chủ yếu là sữa bột) đem về chế lại thành sữa hoàn nguyên, mà số lượng ấy cũng chỉ đáp ứng khoảng 2/3 nhu cầu sản xuất. Chi ngoại tệ mạnh nhập sữa các nơi về, còn sữa có được từ chăn nuôi tại chỗ thì bị rẻ rúng, đổ bỏ, thử hỏi còn nghịch lý nào hơn thế nữa. Không phải chỉ nông dân chịu thiệt mà cả doanh nghiệp lẫn nền kinh tế quốc gia đều bị thiệt theo. Điều đó hầu như ai cũng thấy nhưng cứ tái diễn năm này qua năm khác, không có giải pháp căn cơ để chấm dứt.
Một nước nền kinh tế còn dựa nhiều vào nông nghiệp, chính sách tam nông được xem là quan trọng hàng đầu thì hãy chú trọng, quan tâm chu đáo đến sức sản xuất của nông dân. Phải có những định hướng khoa học, thiết thực cho trồng trọt, chăn nuôi, tiêu thụ sản phẩm theo nhu cầu cuộc sống và đặc điểm vùng miền. Đừng để nông dân tự bơi, tự xoay xở dẫn đến những bi hài kịch dở khóc dở cười, kiểu trồng mía thì đốt mía, thu hoạch dưa hấu và thanh long cho trâu bò xơi, nuôi bò thì đổ sữa ra đường ra ruộng, trồng tiêu, điều, cao su rồi chặt bỏ... Nhà nước, doanh nghiệp, các nhà khoa học không xúm vào giúp nông dân, tìm lối ra cho họ thì không biết đến bao giờ mới khá lên được.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
- Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt
- Giải Tennis đồng hương An Nhơn mùa hè 2024: Kết nối tình đồng hương qua từng đường bóng
- Giải Tennis đồng hương An Nhơn mùa hè 2024
- Ba cây Ruối cổ quần tụ trước ngôi đình thời Lý- Trần ở Hải Phòng được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây Nghiến cổ thụ bậc nhất của tỉnh Tuyên Quang được vinh danh là cây Di sản Việt Nam
- “Cụ Ruối” hơn 700 tuổi tại Miếu Đống Vịnh được vinh danh Cây di sản Việt Nam
- Ninh Thuận: Phê duyệt Đề án tổ chức thí điểm tuyến phố đi bộ
- Ninh Thuận: Cộng đồng người Chăm tưng bừng đón Tết Ramưwan
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.
Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.