Công nghệ xanh » Vật liệu xanh
Tìm lời giải cho phát triển năng lượng bền vững ở Việt Nam
(11:25:07 AM 18/09/2014)>>Tập huấn báo chí "Lời giải nào cho phát triển năng lượng bền vững tại Việt Nam"
>>Quy hoạch năng lượng địa phương của GreenID
>>Chương trình GreenID thúc đẩy phát triển năng lượng bền vững ở địa phương
Quang cảnh Hội thảo “Lời giải nào cho phát triển năng lượng bền vững ở Việt Nam” sáng 16/9/2014 tại Hà Nội -Ảnh: THÁI SƠN
Theo Tiến sĩ Ngô Đức Lâm, chuyên gia về năng lượng: Việt Nam là nước có khá nhiều dạng năng lượng sơ cấp về cơ bản đảm bảo nhu cầu nặng lượng cho phát triển kinh tế - xã hội và dân sinh, trong những thập niên của thế kỷ 20 và thập niên đầu tiên của thế kỷ 21. Quy mô của các ngành năng lượng như điện, than, dầu khí đều vượt hơn hẳn 10 năm trước. Tuy vậy, việc tiêu thụ năng lượng lại tăng nhanh gấp 2 lần, đặt ra cho ngành năng lượng Việt Nam nhiều thách thức.
Bên cạnh đó, hiệu suất sử dụng năng lượng của Việt Nam còn thấp, các dạng năng lượng mới và năng lượng tái tạo chậm phát triển, đầu tư phát triển năng lượng còn thấp so với nhu cầu. Ý thức của xã hội trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả chưa cao. Việt Nam phát triển năng lượng chưa bền vững, nguy cơ không đảm bảo an ninh năng lượng ngày càng cao. Vấn đề giải quyết phát triển năng lượng với môi trường còn nhiều thách thức…
Tiến sĩ Đào Trọng Tứ, Liên minh Năng lượng Việt Nam cho rằng, hiện nhu cầu năng lượng của Việt Nam đang gia tăng mạnh mẽ, nếu như năm 2010 nhu cầu năng lượng là 48 triệu TOE, thì đến năm 2030 nhu cầu tăng lên trên 164 triệu TOE. Năm 2012 nhu cầu tiêu thụ than 46 triệu tấn, sẽ tăng lên 260 tấn vào năm 2025. Trong khi đó, các nguồn nhiên liệu hóa thạch ngày càng cạn kiệt, nước ta sẽ phải nhập khẩu than từ năm 2015. Việt Nam vẫn chưa có quy hoạch tổng thể năng lượng cấp quốc gia, thiếu sự đồng bộ trong quy hoạch các ngành năng lượng, trong khi đó thủy điện gây nhiều tác động đến môi trường sinh thái… Chính vì vậy, chính sách hướng tới phát triển năng lượng bền vững, minh bạch, hiệu quả là hướng đi đúng đắn cho Việt Nam.
Ông Jakob Jespersen, Điều phối viên chương trình quốc tế, Tổ chức Năng lượng bền vững Việt Nam cũng đã chia sẻ kinh nghiệm về chính sách và quy hoạch phát triển năng lượng bền vững của Đan Mạch. Theo đó, trong suốt những năm 1990, xuất khẩu công nghệ năng lượng của Đan Mạch tăng gấp 3, nhà máy điện của Đan Mạch được đánh giá là một trong những nhà máy hiệu quả, linh hoạt và sạch nhất. Hiện giờ Đan Mạch là nước tự chủ về năng lượng, phát triển năng lượng gió quy mô lớn và triển khai thành công các chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Đan Mạch cũng là nước xuất khẩu điện nhờ lắp đặt tuốc-bin gió và sản xuất điện than giá rẻ, tập trung tiết kiệm năng lượng trong hộ dân cư và giao thông.
Ông Jakob Jespersen nhận định: Việt Nam có nguồn năng lượng sơ cấp dồi dào, có thể sử dụng mà không cần nhập khẩu. Nguồn chất thải rắn lớn gây ra vấn đề về môi trường, nhưng đồng thời nó cũng là nguyên liệu được tận dụng để sản xuất điện, tuy chi phí lớn. Việt Nam cũng có nhiều thuận lợi để phát triển năng lượng xanh, năng lượng gió, năng lượng mặt trời, nhưng việc khai thác những nguồn tài nguyên này vẫn còn nhiều hạn chế.
Tại hội thảo, các chuyên gia, nhà chuyên môn, khách mời cũng đã thảo luận đưa ra nhiều ý kiến, kiến nghị để phát triển năng lượng bền vững ở Việt Nam. Theo đó, Việt Nam cần thực hiện đồng bộ các giải pháp để tăng cường hợp tác, tìm kiếm và thăm dò các nguồn năng lượng sơ cấp, bao gồm việc mở rộng đầu tư, khai thác các nguồn năng lượng bên ngoài bằng các hình thức liên doanh, liên kết. Thực hiện triệt để hóa hệ thống giá năng lượng, cải cách hệ thống giá năng lượng, tiếp cận giá thị trường. Cần nâng cao hiệu quả và hiệu suất sử dụng năng lượng, đẩy mạnh các chương trình khuyến khích sử dụng năng lượng tiết kiệm. Khuyến khích sử dụng năng lượng mới và năng lượng tái tạo, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào phát triển năng lượng, đẩy mạnh thị trường hóa năng lượng…
Liên minh Năng lượng Việt Nam dưới sự điều phối của GreenID cũng đã thúc đẩy ứng dụng phương pháp lập kế hoạch năng lượng địa phương, lần đầu tiên được thí điểm tại hai xã Bắc Hải, Nam Cường của huyện Tiền Hải (Thái Bình) và đã đạt được một số thành công nhất định. Đây là giải pháp nhằm thúc đẩy sự tham gia của người dân vào quá trình xây dựng kế hoạch và sử dụng các nguồn năng lượng tại chỗ, các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả dưới sự hỗ trợ kỹ thuật của chuyên gia.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'
- Dùng drone xử lý mùi hôi tại bãi rác An Hiệp
- Phát triển giao thông xanh cho tương lai
- Phương pháp mới tạo vật liệu bán dẫn từ nước thải
- Đổi mới sáng tạo trong giải quyết ô nhiễm nhựa tại khu vực sông Mekong
- Người dân cần sử dụng thuốc diệt cỏ đúng cách
- Các chất HFC sẽ được quản lý, loại trừ từ năm 2024
- Phát hiện mới về loài thụ phấn cho những bông hoa đầu tiên trên Trái Đất
- Bình Định hướng đến giảm thiểu ô nhiễm nhựa đại dương
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim
(Tin Môi Trường) - Vào cuối kỷ Tam Điệp, miền đất nay là bang Wyoming của nước Mỹ tồn tại một quái thú kỳ lạ với chiếc mỏ như vẹt, mình khủng long. Nó được đặt tên là Beesiiwo cooowuse, một loài mới.
Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn
(Tin Môi Trường) - Ngày 26-11, 130 nhà khoa học đến từ 14 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã về TP Quy Nhơn (Bình Định) tham dự hội nghị quốc tế lần thứ 4 về khoa học trái đất và môi trường.
Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học
(Tin Môi Trường) - Theo ghi nhận của các chuyên gia Bkav, lợi dụng tình trạng nhiều khách hàng gặp khó khăn khi cập nhật sinh trắc học trên các ứng dụng, kẻ xấu giả danh cán bộ ngân hàng vờ hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nạn nhân.