Thứ bảy, 18/01/2025, 13:19:48 PM (GMT+7)

Chương trình GreenID thúc đẩy phát triển năng lượng bền vững ở địa phương

(09:08:45 AM 21/09/2014)
(Tin Môi Trường) - Trong những thập kỷ qua, Việt Nam đạt được những thành tựu đáng kể về tốc độ tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo, nhưng sự tăng trưởng của Việt Nam gắn liền với tiêu tốn nhiều năng lượng, phụ thuộc vào khai thác tài nguyên thiên nhiên và phát thải cao. Trong khi đó, việc sử dụng năng lượng của người dân ở các vùng nông thôn vẫn lãng phí, chưa hiệu quả và không mang tính bền vững. Liên minh năng lượng dưới sự điều phối của Trung tâm phát triển sáng tạo xanh (Green ID), đã đưa vào ứng dụng phương pháp lập kế hoạch năng lượng địa phương và được triển khai tại hai xã Bắc Hải, Nam Cường thuộc huyện Tiền Hải (Thái Bình).

>>Tập huấn báo chí "Lời giải nào cho phát triển năng lượng bền vững tại Việt Nam"

>>Quy hoạch năng lượng  địa phương của GreenID

>>Tìm lời giải cho phát triển năng lượng bền vững ở Việt Nam

 


Hệ thống pin năng lượng mặt trời với công suất 1.500W trên nóc của tòa nhà UBND xã Nam Cường, huyện Tiền Hải cấp điện cho hệ thống lọc nước R.O bên dưới và hoạt động của toàn bộ UBND xã.- Ảnh: Tinmoitruong.vn


Theo ông Lê Ngọc Sơn, Ðiều phối viên Chương trình GreenID: Hướng tiếp cận này có nguồn gốc từ Ðan Mạch, đã được áp dụng thành công tại một số quốc gia đang phát triển như Thái Lan và Mozambique. Đây là sự hợp tác giữa các chuyên gia và cộng đồng địa phương trong việc phát triển kế hoạch năng lượng cho cộng đồng. Đồng thời cũng là quá trình người dân và chính quyền địa phương cùng xây dựng một kế hoạch để giải quyết các vấn đề liên quan đến năng lượng trên địa bàn của họ, thúc đẩy sử dụng các nguồn năng lượng tại chỗ, các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.

Mô hình năng lượng bền vững được triển khai tại 2 xã của Thái Bình vào tháng 8/2012 bao gồm: Biogas hộ gia đình (42 hộ), bình nước nóng năng lượng mặt trời (25 hộ), bếp đun cải tiến (147 hộ), đèn bão năng lượng mặt trời (25 hộ), ủ phân vi sinh (100 hộ), đèn Led cho hộ gia đình và trường học (62 hộ và 2 trường học), Biogas từ thức ăn thừa (2 trường mầm non), Biogas cộng đồng (cung cấp gas miễn phí cho 25 hộ ở xã Nam Cường và 1 đồn Biên phòng), hệ thống cung cấp nước R.O (cung cấp nước sạch cho các cơ quan, trường học, trạm y tế, và nhân dân trong xã). Đây là hai xã nằm gần biển, có số dân đông và mức tiêu thụ năng lượng lớn.

Ông Bùi Xuân Tiến, Phó Chủ tịch UBND xã Nam Cường - Trưởng nhóm công tác năng lượng địa phương cho biết: "Những ngày đầu khi mới triển khai dự án, cả người dân và chính quyền địa phương đều bỡ ngỡ khi nghe đến hai từ “năng lượng”, trong suy nghĩ đơn giản của chúng tôi thì chỉ là điện, gas, chất đốt. Thế nhưng sau hơn 2 năm thì chúng tôi đ ã hiểu thế nào tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng hiệu quả, bền vững ".

Thông qua việc lập kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, bền vững, người dân đã nâng cao nhận thức về những tác động, ảnh hưởng và mối quan hệ giữa tiêu thụ năng lượng với thu nhập và môi trường của địa phương. Ðây là dự án không chỉ mang lại lợi ích về môi trường mà còn mang lại lợi ích về kinh tế, vì nó giảm chi phí năng lượng hàng tháng của người dân qua đó góp phần tãng thêm thu nhập.

 Ngay trên nóc của tòa nhà UBND xã Nam Cường, huyện Tiền Hải là hệ thống pin năng lượng mặt trời với công suất 1.500W, cấp điện cho hệ thống lọc nước R.O b ên dưới và hoạt động của toàn bộ UBND xã. Ông Hoàng Ngọc Sang, Chủ tịch UBND xã cho biết: Sau khi lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời, mỗi tháng xã cũng tiết kiệm được hơn 500 nghìn đồng tiền điện và không lo mất điện.

 

Hệ thống lọc nước R.O sử dụng năng lượng từ hệ thống pin năng lượng mặt trời trên nóc nhà UBND xã Nam Cường-Ảnh: Tinmoitruong.vn



 Chị Lương Thị Sợi, Trưởng bếp ăn Trường mầm non Nam Cường, được dự án đầu tư hệ thống Biogas từ thức ăn thừa và chất thải, hệ thống bình nước nóng năng lượng mặt trời cho biết: Trước đây khi rửa bát, đĩa các cô thường phải đun nước nóng bằng củi nên rất khói và tốn kém. Từ khi lắp bình nước nóng thì những ngày nắng sẽ có đủ nước nóng d ùng cho cả ngày. Ngoài ra hệ thống Biogas cũng góp phần giảm chi phí dùng gas, giảm ô nhiễm môi trư ờng trong trường học . Vì mọi loại chất thải sẽ theo đường dẫn xuống hố gas. Trung bình mỗi ngày Trường tiết kiệm được 10 nghìn đồng từ nhiên liệu.

Đời sống người dân xã Nam Cường không ngừng được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người trên 23 triệu/người/năm, xã đã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2013. Đường làng, ngõ xóm rất sạch đẹp và được bê tông hóa, hệ thống cống ngầm được người dân tự xây dựng để giải quyết nước thải. Năm 2003 xã đã thành lập được tổ thu gom rác thải, nên vấn đề môi trường của xã luôn được đảm bảo.

Theo anh Trần Sinh Bảo, chủ trang trại nuôi lợn thôn Hoàng Môn, xã Nam Cường: "Trung bình mỗi một lứa lợn trang trại của gia đình tôi nuôi hơn 2.400 con lợn nên lượng chất thải là rất lớn. Từ trước gia đình chỉ xây dựng các bể Biogas nhỏ phục vụ gia đình nên lượng gas còn thừa là rất nhiều. Khi dự án sử dụng năng lượng bền vững đề cập đến việc xây dựng hệ thống Biogas cộng đồng để cung cấp cho người dân trong thôn thì tôi ủng hộ ngay. Hệ thống Biogas có thể tích gần 5.000 khối đủ phục vụ cho 25 hộ dân trong thôn và một đồn Biên phòng đóng trên địa bàn, lượng gas vẫn có thể đủ dùng cho khoảng 80 hộ nên chúng tôi sẽ mở rộng thêm. Có hệ thống Biogas này vừa giúp trang trại giải quyết vấn đề về môi trường, tận dụng được nguồn năng lượng sẵn có, vừa giúp gia đình và người dân trong thôn tiết kiệm nhiên liệu hàng tháng " .

 Chị Phạm Thu Hường, thôn Hoàng Mây, xã Nam Cường chia sẻ: Mỗi tháng nếu gia đình sử dụng gas công nghiệp để đun nấu thì cũng mất hơn 200 ngh ìn đồng. Từ khi có gas cộng đồng thì gia đình chị tiết kiệm được khoản tiền bỏ ra mua gas, mỗi tháng chỉ phải bỏ ra 20 nghìn đồng cho người tổ trưởng quản lý vận hành hệ thống. Số tiền tiết kiệm được dành mua sách vở cho con.

 Còn theo lãnh đạo UBND xã Bắc Hải, huyện Tiền Hải, tỷ lệ đốt rơm rạ ngoài đồng, bên vệ đường của người dân sau mỗi vụ gặt đã giảm một nửa. Người dân đã tận dụng rơm rạ để ủ phân vi sinh, sản xuất chất đốt. Việc sử dụng bếp đun cải tiến cũng giúp người dân tiết kiệm nhiên liệu, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, phát thải khí CO2.

 Thành công của dự án sử dụng năng lượng bền vững ở Thái Bình đã được nhân rộng ra 4 xã khác ở Nam Định, Thừa Thiên Huế và Cà Mau. Đặc biệt, nhiều người dân không nằm trong diện thụ hưởng của dự án nhưng khi nhận thấy hiệu quả đã tự bỏ tiền ra để xây dựng các hầm Biogas, hệ thống điện năng lượng mặt trời, bếp đun cải tiến…Điều này cho thấy nhận thức của người dân về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, bền vững và bảo vệ môi trường đã được nâng lên.

 

Người dân dùng khí gas từ hệ thống Biogas của dự án để đun cám lợn và cho biết,ngày tết còn dùng khí gas đế nấu bánh chưng- Ảnh: Tinmoitruong.vn



 Trao đổi với ông Hoàng Ngọc Sang, Chủ tịch UBND xã Nam Cường , ông cho rằng để quy hoạch năng lượng địa phương, cần có sự tập trung chỉ đạo cụ thể, liên tục, cấp xã phải xây dựng chương trình gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương, phân công cá nhân phụ trách, tăng cường kiểm tra, giám sát; phát huy những thế mạnh từ dự án mang lại phù hợp với từng giai đoạn nhưng phải mang tính bền vững, hiệu quả.

Các giải pháp cộng đồng về sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng bền vững là một hướng đi mới để thúc đẩy sự tham của người dân và chính quyền địa phương vào quá trình quy hoạch, lập kế hoạch và ứng dụng các giải pháp năng lượng bền vững, tối ưu các nguồn lực tại chỗ.

Văn Hào – Đức Hiếu
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Chương trình GreenID thúc đẩy phát triển năng lượng bền vững ở địa phương

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 ”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?

”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?

(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.

Tin Môi Trường
 Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt

Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt

(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.

VACNE 30 năm
 Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức

Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức

(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo hoãn tổ chức vòng 1 kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 tới 330 thí sinh đủ điều kiện dự thi.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp

4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp

(Tin Môi Trường) - Trong quá trình sàng lọc ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với người tham khảo của ứng viên để xác nhận thông tin về năng lực và thái độ trong môi trường làm việc. Điều này quyết định rất lớn đến việc bạn có vượt qua vòng ứng tuyển và được nhận vào làm việc hay không.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI