Công nghệ xanh » Vật liệu xanh
Nước tiểu – nguồn phân bón tiềm năng
(18:11:57 PM 15/04/2013)Và bây giờ các nhà khoa học tin rằng họ có thể biến nước tiểu con người trở thành vàng lỏng-một loai phân bón hữu cơ - Ảnh minh họa
Thật vậy, nước tiểu chứa nhiều đạm, là thành phần quan trọng và không thể thiếu đối với cây trồng. Sự phát triển của cây trồng và sản lượng mùa màng không ngừng tăng nếu như càng cung cấp nhiều đạm tới rễ cây trồng. Tuy nhiên, tùy vào từng loại cây trồng khác nhau mà có các hàm lượng đạm cung cấp khác nhau.
Ngày nay, các loại phân bón thương mại thường gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người và các sinh vật, nếu như bị thẩm thấu ra môi trường sông, hồ, các dòng chảy. Hơn nữa, không phải tất cả nông dân trên thế giới đều đủ khả năng mua các loại phân bón này cho vụ mùa của họ, thế nên họ tận dụng nguồn phân bón tự nhiên mà hiệu quả này.
Debendra Shrestha, một nhà nghiên cứu trường Đại học Tribhuvan ở Kathmandu, Nê pan, cho biết rằng, những người nông dân ở đây, hàng thế kỷ qua đã sử dụng nước tiểu vào mục đích bón phân cho vụ mùa của họ.
Vì sao chúng ta lại quan tâm đến nguồn phân bón này? Tại vì, nước tiểu thì không phải mua và dễ sử dụng. Hơn nữa, nó còn không ảnh hưởng tới môi trường. Câu hỏi chính đưa ra khi này là: Cây trồng sẽ phát triển tốt hơn khi đất được bón bởi nước tiểu con người?
Nước tiểu - nguồn phân bón mới?
Để trả lời cho câu hỏi này, Shrestha và Colleagues đã làm thí nghiệm với cây ớt ngọt (tên khoa học Capsicum annum) với đất kết hợp ba loại phân bón khác nhau gồm: nước tiểu, phân hữu cơ, u rê- các hợp chất chứa nhiều đạm. Nước tiểu được lấy từ nhà vệ sinh công cộng ở Kathmandu, nguồn thải hữu cơ chủ yếu ở đây từ các con bò.
Và kết quả là hầu hết cây phát triển tốt và cho sản lượng nhiều hơn ở đất kết hợp nước tiểu và phân hữu cơ.
Theo giải thích từ các nhà khoa học, sự hiệu quả từ nước tiểu mang lại là do trong nước tiểu có chứa một vài nhân tố kết hợp tốt với nhau. Ví dụ, việc kết hợp nước tiểu và phân hữu cơ làm giảm lượng đạm bị mất đi trong đất và làm tăng lượng cacbon trong cây trồng.
Nên dùng hay không nên dùng nước tiểu?
Tuy nhiên, không phải ai cũng bị thuyết phục với giả thuyết này. Các nghiên cứu khác ở Châu Phi thì cho rằng việc sử dụng kết hợp nước tiểu và phân hữu cơ từ con người và gia cầm không mang lại hiệuu quả bằng các loại phân bón thương mại.
Vấn đề sử dụng nước tiểu trong phân bón cây trồng, theo Surendra Pradhan, một nhà nghiên cứu ở Viện Quản lý Nước Quốc Tế ở Ghana thì còn tồn tại nhiều vấn đề lớn.
Theo giải thích của nhà nghiên cứu này thì mặc dù nước tiểu không phải mua, nhưng không phải bất kỳ các nền văn hóa trên thế giới này đều sử dụng nước tiểu vào nông nghiệp. Hơn nữa, nó cần kết hợp có hiểu quả với phân hữu cơ vì chỉ nước tiểu không thì không đủ các thành phần tăng trưởng cần thiết cho cây trồng trong nhiều năm.
Sau khi bài viết này được đăng tải đã nhận được nhiều ý kiến từ các độc giả khác nhau, bạn có nick name Gayath Indika Senarath Pathirana ở Sri Lanka có ý kiến: Phân hữu cơ đã bắt đầu sử dụng trong canh tác hữu cơ, chúng ta phải giúp những người nông dân, một bạn có nick name khác là Tom Key có ý kiến khác : Những chất thải từ con người không nên được lãng phí, mỗi người phải có trách nhiệm làm giàu đất góp phần bảo vệ môi trường.
Cuối cùng, có thể kết luận rằng: Sức hấp dẫn từ nguồn phân bón mới này ngày càng tăng khi tiêu chí bảo vệ môi trường được người dân quan tâm hơn bao giờ hết.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'
- Dùng drone xử lý mùi hôi tại bãi rác An Hiệp
- Phát triển giao thông xanh cho tương lai
- Phương pháp mới tạo vật liệu bán dẫn từ nước thải
- Đổi mới sáng tạo trong giải quyết ô nhiễm nhựa tại khu vực sông Mekong
- Người dân cần sử dụng thuốc diệt cỏ đúng cách
- Các chất HFC sẽ được quản lý, loại trừ từ năm 2024
- Phát hiện mới về loài thụ phấn cho những bông hoa đầu tiên trên Trái Đất
- Bình Định hướng đến giảm thiểu ô nhiễm nhựa đại dương
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim
(Tin Môi Trường) - Vào cuối kỷ Tam Điệp, miền đất nay là bang Wyoming của nước Mỹ tồn tại một quái thú kỳ lạ với chiếc mỏ như vẹt, mình khủng long. Nó được đặt tên là Beesiiwo cooowuse, một loài mới.
Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn
(Tin Môi Trường) - Ngày 26-11, 130 nhà khoa học đến từ 14 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã về TP Quy Nhơn (Bình Định) tham dự hội nghị quốc tế lần thứ 4 về khoa học trái đất và môi trường.
Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học
(Tin Môi Trường) - Theo ghi nhận của các chuyên gia Bkav, lợi dụng tình trạng nhiều khách hàng gặp khó khăn khi cập nhật sinh trắc học trên các ứng dụng, kẻ xấu giả danh cán bộ ngân hàng vờ hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nạn nhân.