Công nghệ xanh » Vật liệu xanh
Hiệu quả từ mô hình "Xử lý phế phẩm nông nghiệp ủ nóng thành phân hữu cơ" ở Đà Lạt
(07:00:32 AM 25/12/2015)Với lượng rác thải lớn hàng ngày trên đồng ruộng (chủ yếu từ hoạt động nhổ cỏ dại, cắt tỉa rau, cành thành phẩm xuất ra thị trường) do người nông dân trồng rau, hoa bỏ lại trên bờ ruộng, vườn, đổ ra ven đường hay thậm chí chất đống ngay tại vườn nhà để tự phân hủy hoặc vùi lấp sơ sài đã gây ô nhiễm môi trường, có nguy cơ phát tán tới vùng hạ nguồn, ách tắc dòng chảy mỗi khi mùa mưa đến. Chính quyền và các cơ quan chức năng thành phố thường xuyên khuyến cáo, nhắc nhở việc xử lý để giữ vệ sinh môi trường; song do thói quen sản xuất cũng như để “tiết kiệm” chi phí nên nhiều nông dân trồng rau, hoa vẫn chưa quan tâm tới vấn đề này.
“Hoa Cẩm Chướng và một số loại rau, hoa khác sau khi thu hoạch được cắt bỏ một phần thân để xuất bán”
Xuất phát từ thực tế trên, Ban Thường vụ Hội Nông dân thành phố Đà Lạt đã mạnh dạn đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố cấp kinh phí để thực hiện mô hình “Xử lý phế phẩm nông nghiệp ủ nóng thành phân hữu cơ” áp dụng tại 14 phường, xã với tổng chi phí thực hiện dự án là 193.900.000 đồng, đồng thời tổ chức cho nông dân học tập mô hình sản xuất kinh doanh hiệu quả gắn với bảo vệ môi trường. Từ ý tưởng này, Hội Nông dân thành phố đã giao cho ông Vũ Đình Phúc – hội viên Hội Nông dân phường 7, là hội viên sản xuất kinh doanh giỏi và sáng tạo kỹ thuật nhà nông chịu trách nhiệm về quy trình kỹ thuật. Các thành viên tham gia là cán bộ, hội viên của 14 phường, xã có mô hình được áp dụng.
“Pha chế tỷ lệ men vi sinh cùng một số khoángchất trước khi trộn đều hỗn hợp để ủ nóng”
Theo ông Vũ Đình Phúc: Nguyên liệu từ phế phẩm nông nghiệp được thu gom và tận dụng từ các loại lá cây, cỏ dại, thân cây, cành được cắt bỏ lại từ các loại hoa và rau…; thậm chí cả phân dê, bò chưa qua xử lý cùng một lượng đất nhất định. Sau khi thu gom nguồn phế phẩm nông nghiệp, tiến hành bỏ men vi sinh với lượng vừa đủ với phế phẩm đã thu gom cùng một số khoáng chất có lợi cho cây. Sau đó sử dụng bạt, ni long để ủ hỗn hợp trên (nhiệt độ bên trong đo được từ 50 – 70 độ C); với việc thực hiện quy trình này đã tiết kiệm đầu vào cho sản xuất, tận dụng tối đa phế phẩm từ hoạt động nông nghiệp, góp phần bảo vệ môi trường. Sau 30 ngày ủ nóng đã cho ra sản phẩm hỗn hợp là phân hữu cơ đem ra sử dụng làm phân bón, loại phân này có tác dụng làm giảm mầm bệnh cho cây trồng, diệt trừ cỏ dại và vi khuẩn có hại do đã được ủ nóng sau một thời gian. Ngoài ra, một số khoáng chất được bổ sung trong phân còn tăng cường lượng Axit humic cùng với các axit mùn khác bón vào đất có tác dụng kích thích sự phát triển của hệ rễ để hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn, cây sinh trưởng phát triển mạnh hơn.
“Tiến hành trộn đều hỗn hợp và tiến hành ủ nóng sau 30 ngày”
Với việc áp dụng mô hình “Xử lý phế phẩm nông nghiệp ủ nóng thành phân hữu cơ” của Hội Nông dân thành phố Đà Lạt đã góp phần làm sạch môi trường “rác thải từ phế phẩm nông nghiệp”, hạn chế rác làm ách tắc dòng chảy về hạn nguồn ở Đà Lạt. Hơn nữa, phân hữu cơ từ rác thải này sử dụng bón cho rau, hoa thay thế cho một số loại phân khác, nhất là các loại phân bón hóa học, phân từ xác mắm (chất bã còn lại từ các loại cá biển sau khi sản xuất nước mắm), vốn được người trồng rau, hoa ở Đà Lạt sử dụng trong nhiều thập niên qua, làm cho đất sản xuất bị trơ, không thấm nước, gây mùi khó chịu tại khu dân cư gần nơi sản xuất. Đặc biệt, việc đầu tư để thực hiện quy trình này lại tốn chi phí rất thấp, dễ thực hiện, và phù hợp với thực tế của các hộ sản xuất nông nghiệp ngay trên chính mảnh đất của gia đình mình. Mô hình này triển khai thực hiện từ tháng 10/2015, được Ủy ban nhân dân thành phố Đà Lạt nghiệm thu và đánh giá cao, khuyến khích nhân rộng mô hình cho các địa phương khác.
Gửi ý kiến bạn đọc về: Hiệu quả từ mô hình "Xử lý phế phẩm nông nghiệp ủ nóng thành phân hữu cơ" ở Đà Lạt
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'
- Dùng drone xử lý mùi hôi tại bãi rác An Hiệp
- Phát triển giao thông xanh cho tương lai
- Phương pháp mới tạo vật liệu bán dẫn từ nước thải
- Đổi mới sáng tạo trong giải quyết ô nhiễm nhựa tại khu vực sông Mekong
- Người dân cần sử dụng thuốc diệt cỏ đúng cách
- Các chất HFC sẽ được quản lý, loại trừ từ năm 2024
- Phát hiện mới về loài thụ phấn cho những bông hoa đầu tiên trên Trái Đất
- Bình Định hướng đến giảm thiểu ô nhiễm nhựa đại dương
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim
(Tin Môi Trường) - Vào cuối kỷ Tam Điệp, miền đất nay là bang Wyoming của nước Mỹ tồn tại một quái thú kỳ lạ với chiếc mỏ như vẹt, mình khủng long. Nó được đặt tên là Beesiiwo cooowuse, một loài mới.
Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn
(Tin Môi Trường) - Ngày 26-11, 130 nhà khoa học đến từ 14 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã về TP Quy Nhơn (Bình Định) tham dự hội nghị quốc tế lần thứ 4 về khoa học trái đất và môi trường.
Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học
(Tin Môi Trường) - Theo ghi nhận của các chuyên gia Bkav, lợi dụng tình trạng nhiều khách hàng gặp khó khăn khi cập nhật sinh trắc học trên các ứng dụng, kẻ xấu giả danh cán bộ ngân hàng vờ hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nạn nhân.