»

Thứ bảy, 18/01/2025, 07:53:18 AM (GMT+7)

Bảo vệ môi trường: Ứng dụng công nghệ tái chế vật liệu vải sợi từ quần áo cũ tại Hong Kong

(20:08:45 PM 04/09/2018)
(Tin Môi Trường) - Theo trang mạng "skypost.ulifestyle.com.hk", ngày 3/9, Viện nghiên cứu Dệt May Hong Kong (HKRITA) thông báo khai trương cửa hàng bán lẻ quần áo bảo vệ môi trường (G2G) đầu tiên ở Hong Kong (Trung Quốc), tận dụng quần áo cũ tái chế thành những sản phẩm mới, tối đa trong vòng 4 giờ đồng hồ có thể biến quần áo cũ thành mới.

Bảo[-]vệ[-]môi[-]trường:[-]Ứng[-]dụng[-]công[-]nghệ[-]tái[-]chế[-]vật[-]liệu[-]vải[-]sợi[-]từ[-]quần[-]áo[-]cũ[-]tại[-]Hong[-]Kong[-]

 

Cửa hàng bán lẻ G2G do HKRITA thành lập được mở tại Trung tâm mua sắm The Mills, ứng dụng công nghệ tái chế do HKRITA phát triển, gồm hệ thống thu gom quần áo cũ và dựa trên quy trình sử dụng phương pháp thủy nhiệt để tách sợi cotton (sợi bông) và sợi polyester trong quần áo cũ để tái chế thành các sợi mới.  

 

Giám đốc điều hành HKRITA -ông Cát Nghi Văn (Edwin Keh) cho biết cửa hàng G2G giống như xưởng may quần áo, trong đó thu gom quần áo cũ, thực hiện các khâu như khử trùng, cắt vụn, vuốt sợi, dệt 3D…, nhanh nhất trong vòng 4 giờ đến 2 ngày có thể sản xuất ra quần áo mới. Dự kiến mỗi ngày có thể sản xuất được 6 chiếc áo, cả hệ thống tiết kiệm được ít nhất 75% nguồn năng lượng so với quy trình sản xuất quần áo truyền thống. Ông cũng cho biết tạm thời giá bán lẻ mỗi sản phẩm dao động từ 200 đến 800 HKD (tương đương 25-100 USD), chủ yếu là các mẫu cơ bản như áo len và áo phông.
 
Cùng ngày, Công ty dệt may Long Đạt (Novetex) nằm ở khu công nghiệp Tai Po cũng thông báo thành lập nhà máy dệt bảo vệ môi trường đầu tiên ở Hong Kong, áp dụng công nghệ tương tự. Nhà máy sẽ lắp đặt 3 dây chuyền sản xuất, dự kiến mỗi ngày có thể sản xuất tối đa 3 tấn sợi tái tạo.
 
Ông Dương Vỹ Hùng (Nicholas Yang Wei-hsiung) - Cục trưởng Cục sáng tạo và công nghệ Hong Kong cho biết hệ thống thu gom quay vòng quần áo cũ là mô hình thành công về thành quả nghiên cứu công nghệ.      
 
Theo bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga - Trưởng Đặc khu hành chính Hong Kong, riêng năm 2016 đặc khu này đã vứt bỏ hơn 120.000 tấn sản phẩm dệt may. Công nghệ mới sẽ giúp tái chế đồ phế thải thành sản phẩm mới. Bà cho biết trong thời gian tới Chính quyền Hong Kong sẽ tiếp tục cung cấp cơ sở hạ tầng, hỗ trợ tài chính và kỹ thuật thích hợp… nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ mới này.
TTXVN, TMT
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Bảo vệ môi trường: Ứng dụng công nghệ tái chế vật liệu vải sợi từ quần áo cũ tại Hong Kong

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim

Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim

(Tin Môi Trường) - Vào cuối kỷ Tam Điệp, miền đất nay là bang Wyoming của nước Mỹ tồn tại một quái thú kỳ lạ với chiếc mỏ như vẹt, mình khủng long. Nó được đặt tên là Beesiiwo cooowuse, một loài mới.

Tin Môi Trường
 Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn

Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn

(Tin Môi Trường) - Ngày 26-11, 130 nhà khoa học đến từ 14 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã về TP Quy Nhơn (Bình Định) tham dự hội nghị quốc tế lần thứ 4 về khoa học trái đất và môi trường.

VACNE 30 năm
 Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học

Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học

(Tin Môi Trường) - Theo ghi nhận của các chuyên gia Bkav, lợi dụng tình trạng nhiều khách hàng gặp khó khăn khi cập nhật sinh trắc học trên các ứng dụng, kẻ xấu giả danh cán bộ ngân hàng vờ hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nạn nhân.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI