»

Chủ nhật, 19/01/2025, 02:36:12 AM (GMT+7)

Ứng dụng trên điện thoại khuyến khích cộng đồng thông báo vi phạm về động vật hoang dã

(18:31:26 PM 24/07/2014)
(Tin Môi Trường) - Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) vừa ra mắt một ứng dụng mới trên điện thoại thông minh mang tên “ENV – SOS Động vật hoang dã”. Ứng dụng này giúp người dân thông báo vi phạm về động vật hoang dã (ĐVHD) một cách dễ dàng, nhanh chóng và chính xác.

 


 
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, kinh tế phát triển cùng với mức sống của người dân được nâng cao khiến cho nhu cầu tiêu thụ ĐVHD ngày càng gia tăng. Mỗi năm, hàng chục tấn ĐVHD bị buôn bán để đáp ứng nhu cầu sử dụng làm thức ăn và thuốc chữa bệnh của con người. Năm 2010, cá thể tê giác một sừng cuối cùng của Việt Nam đã bị giết hại. Nếu chúng ta không nỗ lực để giảm thiểu nhu cầu tiêu thụ ĐVHD và tăng cường hiệu quả của công tác đấu tranh với nạn săn bắn, buôn bán ĐVHD trái phép bằng hệ thống pháp luật minh bạch và sự ủng hộ của các nhà hoạch định chính sách, thì chỉ trong một tương lai không xa chúng ta sẽ mất đi nhiều loài ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm khác trong đó có các loài như hổ và voi.


Để ngăn chặn thảm kịch này và bảo tồn nền đa dạng sinh học của Việt Nam rất cần sự tham gia tích cực từ phía cộng đồng. Năm 2005, ENV đã thiết lập đường dây nóng miễn phí 1800 1522 nhằm khuyến khích cộng đồng tham vào công tác bảo vệ ĐVHD. Khi phát hiện vi phạm về ĐVHD người dân có thể thông báo với ENV qua đường dây nóng. Tiếp nhận thông tin từ người dân, ENV sẽ chuyển tới các cơ quan chức năng và theo sát các vụ việc nhằm đảm bảo các cơ quan chức năng kiểm tra và xử lý dứt điểm các vụ việc. Sau khi có kết quả, ENV sẽ thông báo tới người đã báo tin. Quy trình này nhằm nâng cao tính hiệu quả và minh bạch của công tác thực thi pháp luật bảo vệ ĐVHD đồng thời khuyến khích người dân có phản ánh kịp thời và hành động nhanh chóng khi phát hiện các vi phạm về ĐVHD.
 
Nắm bắt xu hướng bùng nổ của điện thoại thông minh tại Việt Nam và sự cần thiết của ứng dụng công nghệ hiện đại, ENV đã hợp tác với chuyên gia phần mềm người Mỹ James Campbell trong suốt 9 tháng qua, để phát triển một ứng dụng thông báo vi phạm ĐVHD mới, thuận tiện, bên cạnh đường dây nóng 1800 1522.
 
Ông James Campbell chia sẻ: “Ý tưởng chính để phát triển ứng dụng này là giúp quá trình thông báo vi phạm của người dân được nhanh chóng. Chỉ vài phút sử dụng ứng dụng này trên điện thoại thông minh, người dân đã có thể cập nhật những thông tin chính xác nhất cho các cơ quan chức năng về vi phạm ĐVHD mà họ chứng kiến.”


Quy trình rất đơn giản: ví dụ, nếu phát hiện một cá thể vượn, người dân có thể mở ứng dụng, chụp vài tấm ảnh, điền một số thông tin miêu tả vi phạm và nhấn nút “gửi báo cáo”. Toàn bộ thông tin, ảnh và địa điểm nơi vụ việc xảy ra được định vị bằng GPS sẽ ngay lập tức được gửi tới phòng Bảo vệ Động vật hoang dã của ENV. Sau đó, ENV sẽ chuyển giao vụ việc tới các cơ quan chức năng địa phương với thông tin chính xác về hành vi vi phạm và vị trí nơi vi phạm xảy ra, giúp các cơ quan chức năng phản hồi lại tin báo của người dân một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.


Bà Nguyễn Thị Phương Dung – Phó Giám đốc ENV chia sẻ: “Sử dụng các ứng dụng trên điện thoại thông minh ngày càng phổ biến tại Việt Nam, ENV rất vui mừng vì đã đưa ứng dụng công nghệ vào thực tiễn, góp phần bảo vệ ĐVHD của Việt Nam. Phòng Bảo vệ Động vật hoang dã của ENV đã có hơn 8 năm kinh nghiệm làm việc trực tiếp với cộng đồng và các cơ quan chức năng để giải quyết các vụ vi phạm về ĐVHD. Sử dụng điện thoại thông minh chính là điều cần thiết để khuyến khích và kêu gọi sự tham gia tích cực hơn nữa từ cộng đồng nhằm đấu tranh với tội phạm ĐHVD.”


Kể từ năm 2005, phòng Bảo vệ Động vật hoang dã của ENV đã tiếp nhận hơn 7.000 vụ việc từ các nguồn thông tin khác nhau và đã có hàng trăm cá thể động vật hoang dã quý, hiếm được giải cứu như gấu, vượn, mèo rừng, rái cá, cu li, rùa biển. Hơn một nghìn vụ việc đã được xử lí giúp xóa bỏ nhiều biển bảng quảng cáo ĐVHD, đóng cửa chợ buôn bán ĐVHD và gỡ bỏ hàng trăm quảng cáo ĐVHD trực tuyến trên các website, diễn đàn trên mạng internet.


Bà Dung cho biết: “Phía trước vẫn là một cuộc chiến cam go. Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng, với sự phối hợp từ cộng đồng và sự hợp tác của các cơ quan chức năng, chúng ta có thể mang lại những thay đổi cần thiết để bảo vệ các loài ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm của Việt Nam. Đồng thời, chúng ta cũng cần làm tròn trách nhiệm chung bảo vệ ĐVHD của thế giới bởi nhu cầu tiêu thụ tại Việt Nam cũng chính là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến các loài ĐVHD.”

Tinmoitruong.vn
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Ứng dụng trên điện thoại khuyến khích cộng đồng thông báo vi phạm về động vật hoang dã

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI