»

Thứ bảy, 18/01/2025, 08:00:39 AM (GMT+7)

Tin môi trường: Chương trình kỷ niệm 25 năm hành động vì đa dạng sinh học của UNDP

(21:22:11 PM 23/05/2018)
(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế đa dạng sinh học năm 2018 với chủ đề “Kỷ niệm 25 hành động vì đa dạng sinh học” – “Celebrating 25 Years of Action for Biodiversity" đánh dấu 25 năm công ước đa dạng sinh học có hiệu lực và những thành tựu đạt được trên toàn cầu trong suốt những năm qua.

Tin[-]môi[-]trường:[-]Chương[-]trình[-]Phát[-]triển[-]Liên[-]Hợp[-]Quốc[-]kỷ[-]niệm[-]25[-]năm[-]hành[-]động[-]vì[-]đa[-]dạng[-]sinh[-]học

Quang cảnh toạ đàm

 

Việt Nam được quốc tế công nhận là một trong những quốc gia có tính đa dạng sinh học cao với nhiều kiểu rừng, đầm lầy, sông suối, rạn san hô... tạo nên môi trường sống cho nhiều loại động, thực vật hoang dã (ước tính khoảng 10% số loài chim, thú hoang dã trên thế giới và nhiều loài thực vật quý, hiếm làm nguồn dược liệu quan trọng). Do vậy, bảo tồn đa dạng sinh học luôn giành được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội.
 
Chương trình nghệ thuật Kỷ niệm 25 năm hành động vì đa dạng sinh học được tổ chức hôm nay với những tiết mục nghệ thuật đặc sắc hưởng ứng ngày đa dạng sinh học, cùng buổi tọa đàm với các khách mời bao gồm đại diện Tổng cục Môi trường, Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, đại diện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Anh hùng đa dạng sinh học Đặng Huy Huỳnh. Mục đích của tọa đàm là thảo luận để đi đến thống nhất về các hành động mà các cơ quan quản lý các cấp và cộng đồng cùng chung tay góp sức bảo tồn đa dạng sinh học, hướng tới phát triển bền vững đất nước.
 
Tin[-]môi[-]trường:[-]Chương[-]trình[-]Phát[-]triển[-]Liên[-]Hợp[-]Quốc[-]kỷ[-]niệm[-]25[-]năm[-]hành[-]động[-]vì[-]đa[-]dạng[-]sinh[-]học
 
Đánh dấu 25 năm công ước đa dạng sinh học có hiệu lực. Trong thời gian qua, Chính phủ Việt Nam cùng với sự hỗ trợ của UNDP và các tổ chức quốc tế khác đã chủ động tham gia nhiều hiệp ước quốc tế và tăng cường hợp tác khu vực và toàn cầu để giải quyết các vấn đề bảo tồn và sử dụng bền vững về đa dạng sinh học. Những cam kết quốc tế đã được nhanh chóng nội luật hóa trong các chính sách, pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học. Việt Nam là một trong những nước tích cực thực hiện các nghĩa vụ đối với Công ước Đa dạng sinh học; thuộc nhóm nước thành viên đầu tiên của Nghị định thư Nagoya về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ công bằng, hợp lý lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen; trở thành thành viên của nhiều đối tác, sáng kiến quốc tế: Trung tâm Đa dạng sinh học ASEAN, Đối tác về khu bảo tồn khu vực Châu Á, Diễn đàn Liên chính phủ về đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái, Sáng kiến toàn cầu về bảo tồn hổ…
 
“Đa dạng sinh học ở Việt Nam mang lại những lợi ích trực tiếp cho con người và đóng góp to lớn cho nền kinh tế, mang lại sinh kế cho người dân và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, tài nguyên đa dạng sinh học của Việt Nam hiện vẫn đang tiếp tục trên đà suy thoái; các hệ sinh thái thu hẹp, bị chia cắt và suy giảm chất lượng; các loài nguy cấp đang gia tăng. Do đó việc nâng cao nhận thức về đa dạng sinh học và quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên đa dạng sinh học là hết sức cần thiết,” bà Akiko Fujii - Phó Giám đốc Quốc gia Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP)cho biết.
 
Tại chương trình, Bộ Tài nguyên và Môi trường và UNDP đã tiến hành tổng kết và trao giải Cuộc thi tranh biện dành cho các bạn học sinh, sinh viên với chủ đề “Sử dụng hợp lý tài nguyên đa dạng sinh học”.
 
Tin[-]môi[-]trường:[-]Chương[-]trình[-]Phát[-]triển[-]Liên[-]Hợp[-]Quốc[-]kỷ[-]niệm[-]25[-]năm[-]hành[-]động[-]vì[-]đa[-]dạng[-]sinh[-]học
Trao thưởng cho các tác giả đoạt giải
 
Cuộc thi là cơ hội để khích lệ các bạn trẻ có thêm động lực học tập, nghiên cứu, sáng tạo, phát triển các ý tưởng, mô hình mới về đa dạng sinh học phục vụ cho phát triển bền vững. Kết quả cuộc thi Tranh biện như sau:
 
- 01 Giải Nhất: 2 bạn Trần Tuấn Anh (HV Báo chí & Tuyên truyền), Ngô Thị Ngân Hoa (Đại học Kinh Tế Quốc Dân)
 
- 01 Giải Nhì: 2 bạn Trịnh Như Phương (Đại học Ngoại Thương), Trần Lê Anh (THPT Chu Văn An).
 
- 02 Giải Ba:
 
Nguyễn Minh Lộc (Học Viện Ngoại giao), Đào Hải Nhật Tân (THPT Chuyên Bắc Ninh);
 
Nguyễn Duy (Đại học Y Hà Nội), Dương Văn Hùng (Đại học Kiểm Sát Hà Nội).
NHẬT VIÊN - Nguồn ảnh: Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tin môi trường: Chương trình kỷ niệm 25 năm hành động vì đa dạng sinh học của UNDP

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI