Cộng đồng » Tình nguyện xanh
Khởi động hành trình "Đạp xe kết nối Cây Di sản vùng đồng bằng sông Hồng"
(23:55:33 PM 29/06/2013)TS. Nguyễn Ngọc Sinh, Chủ tịch VACNE phát biểu khai mạc hành trình "Đạp xe kết nối Cây Di sản vùng đồng bằng sông Hồng"
Đây là hoạt động Đạp xe truyền thông Môi trường thường niên do Hội Bảo vệ Thiên nhiên & Môi trường Việt Nam (VACNE) tổ chức; đồng thời là hoạt động hướng tới kỷ niệm 25 năm thành Hội, hưởng ứng Năm Du lịch Đồng bằng sông Hồng và 4 năm Sự kiện bảo tồn Cây Di sản.
Tới dự, đưa tiễn Đoàn có các vị lãnh đạo Hội Bảo vệ Thiên nhiên- Môi trường Việt Nam (VACNE), Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT), Hội Di sản Văn hoá thành phố Hà Nội cùng đông đảo đại diện các đơn vị chức năng của trung ương, địa phương và các cơ quan truyền thông.
Phát biểu tại buổi lễ xuất quân trọng thể này, TS. Hoàng Dương Tùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT) và TS. Lưu Minh Trị, Chủ tịch Hội Di sản Văn hoá thành phố Hà Nội đều coi đây là một sáng kiến đáng trân trọng của Hội BVTN&MT Việt Nam trong việc huy động cộng đồng trong sự nghiệp bảo vệ môi trường; đồng thời bày tỏ sự khâm phục trước ý chí và hành động dũng cảm của các tình nguyện viên tham gia sự kiện này.
Nhiều tập thể, cá nhân đã tặng quà và hoa cho Đoàn; đồng thời chụp ảnh lưu niệm với các tình nguyện viên trước giờ xuất phát, trong khung cảnh thời tiết nắng nóng.
Theo lịch trình, Đoàn đạp xe truyền thông môi trường, kết nối cây di sản vùng đồng bằng sông Hồng gồm 25 tình nguyện viên, sẽ đi qua 25 điểm, có 25 loài cây cổ thụ được công nhận là “Cây Di sản Việt Nam” ở các tỉnh/thành phố trong lưu vực đồng bằng Sông Hồng, với những điểm nhấn về du lịch, di sản đặc trưng của địa phương. Tại đây, Đoàn tình nguyện viên sẽ phối hợp với địa phương, tổ chức giao lưu với cộng đồng, tuyên truyền bảo vệ cây di sản, quảng bá du lịch của địa phương và bảo vệ môi trường; phát triển kinh tế theo hướng bền vững.
TS Nguyễn Ngọc Sinh chia tay Đoàn đạp xe
Cụ thể, trong thời gian gần 20 ngày, Đoàn Đạp xe Truyền thông Môi trường sẽ tới: “Cây Sanh Ma làng” ở Suối Cốc (Lương Sơn- Hòa Bình); Rặng Ruối vua Ngô Quyền buộc voi ở Đường Lâm (Sơn Tây); Cây Thị nghìn tuổi ở Nhuận Trạch (Ba Vì); Cây Thị và cụm cây hoa Đại bên đền thờ Sơn Tinh (Dị Nậu- Phú Thọ); Cây Sui và cụm Lộc Vừng bên mộ công chúa con vua Hùng ở Cẩm Khê (Phú Thọ) Cây Táu bên miếu thờ thầy giáo thời Hùng Vương (miếu Thiên Cổ, thành phố Việt Trì - Phú Thọ); Cụm Đa- Gạo miếu Nghè (Yên Lạc- Vĩnh Phúc); Cụm cây Đa, Si, Bồ Kết, Táo, nhãn rừng ở Minh Phú (Sóc Sơn - Hà Nội); Cây Thị đình Ngô Nội, và thị trấn Chờ (Yên Phong- Bắc Ninh); Cây Trôi (Thuận Thành - Bắc Ninh); tập đoàn cây Lim ở đền Cao (Chí Linh - Hải Dương); Cây Gạo đền Mõ (Kiến Thụy- Hải Phòng) quần thể Đa ở đảo Hòn Dấu và ở đầu đường Hồ Chí Minh trên biển ( phường Vạn Hương, quận Đồ Sơn, TP Hải Phòng); Cây Đa làng Hổ Đội (Thái Thụy - Thái Bình) ; 2 cây Muỗm Chùa Tháp (Nam Định); 2 cây Bồ Đề làng Chuông (Duy Tiên- Hà Nam); Cụm 6 cây, thuộc 4 loài: Đa, Rụt, Ruối, Bàng ở làng Vạn Phúc (Hà Đông).
Đặc biệt, tại Phú Thọ, Đoàn phối hợp với Hội Bảo vệ Thiên nhiên & Môi trường tỉnh và chính quyền huyện Lâm Thao tổ chức Lễ vinh danh Cây Di sản Việt Nam tại huyện (sáng 3/7). Vào buổi chiều cùng ngày, tại thành phố Việt Trì, Đoàn tiếp tục tham gia Hội thảo khoa học về chủ đề chăm sóc Cây cổ thụ, tại địa điểm có 2 cây Táu trên 2.000 năm, hiện là cây cao tuổi nhất trong số các cây Di sản đã được công nhận ở nước ta.
Ban tổ chức cho biết: không chỉ đánh giá cao ý nghĩa của hoạt động này, nhiều vị đại diện chính quyền và các đoàn thể địa phương ở Hà Nội, Phú Thọ, Nam Định…còn sẵn sàng chuẩn bị đón tiếp Đoàn và cử người cùng tham gia; cũng như huy động lực lương phối hợp tổ chức các hoạt động thiết thực và ý nghĩa hơn.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
- 25ha cánh rừng Net Zero Cà Mau tái sinh từ sức sống diệu kỳ
- WWF và những chiến dịch truyền thông giảm nhựa trong du lịch
- Nông dân ở Quảng Nam tham gia mô hình thu gom rác thải bảo vệ môi trường
- "Chạy vì Rùa”: Chung tay bảo vệ những loài nguy cấp, quý, hiếm
- Phát huy tinh thần tiên phong của thanh niên trong bảo vệ môi trường
- Tiếp nhận 3.000 cây dừa giống phủ xanh quần đảo Trường Sa do thị xã Hoài Nhơn (Bình Định) trao tặng
- Những mô hình hiệu quả bảo vệ môi trường sống tại thành phố Hồ Chí Minh
- Thúc đẩy vai trò của thanh niên trong truyền thông môi trường
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.