Cộng đồng » Tình nguyện xanh
Chiến dịch “Công dân Hành động vì Khí hậu”
(09:26:58 AM 18/09/2014)
Chiến dịch chọn than đá là chủ đề chính, và có mục tiêu huy động sự ủng hộ và tham gia của cộng đồng trong việc kêu gọi Chính phủ Việt Nam sửa đổi quy hoạch tổng thể và chiến lược phát triển năng lượng quốc gia, nhằm chuyển đổi sử dụng các loại năng lượng tái tạo thay cho năng lượng từ than đá và các loại nhiên liệu hóa thạch khác, để đảm bảo phát triển bền vững cho đất nước.
Chiến dịch tại Việt Nam gồm các hoạt động chính như sau:
• Tập huấn truyền thông về BĐKH và năng lượng sạch: đây là một trong những phiên tập huấn trong Hội trại Truyền thông về BĐKH, được tổ chức bởi Phong trào 350.org Việt Nam và Redraw the Line, trong ba ngày 05-07/9 tại Đà Nẵng. Hội trại quy tụ 60 bạn trẻ từ TPHCM, Hà Nội và Đà Nẵng, đang hoạt động hoặc có mối quan tâm tới lĩnh vực truyền thông, để tìm hiểu và chia sẻ những kỹ năng và công cụ truyền thông về BĐKH. Các trại sinh cũng đã có dịp tìm hiểu về chương trình “Huy động Cộng đồng vì Khí hậu” toàn cầu, từ đó bàn thảo ý tưởng truyền thông cho chiến dịch “Công dân Hành động vì Khí hậu” tại Việt Nam. Đây sẽ là cơ hội đầu tiên để các trại sinh thử nghiệm những công cụ kỹ thuật số được cung cấp trong hội trại trong việc xây dựng các hoạt động truyền thông với tiêu chí hiệu quả, sáng tạo, chi phí thấp, cho một chiến dịch BĐKH hoàn toàn do cộng đồng và giới trẻ thực hiện.
• Mặt nạ đen là một dự án chụp hình những người mang mặt nạ hơi độc ngay trong những sinh hoạt thường ngày của họ để truyền tải thông điệp “Cuộc sống thường nhật của chúng ta sẽ bị đảo lộn khi ô nhiễm than đá trở nên trầm trọng” và phổ biến những hình ảnh đó trên mạng xã hội kèm hashtag (một chức năng phân loại các bài viết trên mạng xã hội). Dự án dự kiến diễn ra từ ngày 08/09 tới 30/09, với khoảng 200 bạn trẻ tham gia. Một bộ ảnh chính thức từ chương trình với tên gọi “Tôi không thể…” cũng sẽ được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng bắt đầu từ ngày 18/09 để truyền cảm hứng cho cộng đồng cùng tham gia.
• Săn rồng than đá là một trò chơi kết hợp trực tuyến và ngoại tuyến do 350.org Đông Á khởi xướng, sẽ được thực hiện tại Hà Nội bắt đầu từ ngày 21/09. Người tham gia tại các quốc gia khác nhau sẽ dựa vào các manh mối trên website (trang thông tin điện tử) của trò chơi này, để tìm ra những “con rồng than đá”, là những cơ sở có liên quan đến than đá trong thành phố nơi họ sinh sống, và qua đó tìm hiểu thêm thông tin về ảnh hưởng tiêu cực của than đá tới môi trường và sức khoẻ con người.
•Chiến dịch truyền thông nhằm nâng cao nhận thức và thay đổi quan điểm của công chúng về vấn đề than đá, và mối liên hệ của nó với biến đổi khí hậu, từ đó nêu bật hướng phát triển tất yếu của Việt Nam trong tương lai phải dựa trên năng lượng tái tạo để đảm bảo tính bền vững cho cả con người và môi trường. Chiến dịch này sẽ được thực hiện thông qua những phương thức truyền thông sáng tạo, các công cụ kỹ thuật số, và với sự hỗ trợ của các cơ quan thông tấn báo đài.
• Ngày Công dân Hành động vì Khí hậu (September Black Day) là ngày sự kiện chính của chiến dịch. Với chủ đề là than đá, những nhân tượng (người đóng giả thành tượng) với hình ảnh toàn thân đen, mang mặt nạ hơi độc, và thông điệp về than đá, sẽ đứng ở những địa điểm công cộng để thu hút sự chú ý của người dân và khách du lịch. Mọi người sẽ được khuyến khích chụp ảnh với tượng người, đăng lên mạng xã hội kèm với hashtag. Tờ rơi với thông tin về than đá và mối liên quan của nó với biến đổi khí hậu sẽ được phân phát cho những người tham gia. Sự kiện dự kiến được diễn ra vào ngày 20 tháng Chín tại Hà Nội, Đà Nẵng và Cần Thơ, và vào ngày 21 tháng Chín tại TP.HCM.
“Công dân Hành động vì Khí hậu” là bước nối tiếp của chương trình Năng lượng Chuyển bước (Vietnam Power Shift) đã diễn ra năm 2013, và đây cũng được coi là bước khởi đầu cho chiến dịch dài hạn truyền thông về than đá của Phong trào 350.org Việt Nam cùng với một số tổ chức đối tác khác.Chiến dịch nhận được sự bảo trợ của Trung tâm hành động và liên kết vì môi trường và phát triển (CHANGE) cũng như sự hỗ trợ và đồng hành của một số đối tác như Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID), Mạng lưới các Nghệ sỹ Hành động vì Khí hậu (NAAC), đối tác truyền thông TinMoiTruong và chiến dịch cũng được hưởng ứng bởi Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng (Live&Learn)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
- 25ha cánh rừng Net Zero Cà Mau tái sinh từ sức sống diệu kỳ
- WWF và những chiến dịch truyền thông giảm nhựa trong du lịch
- Nông dân ở Quảng Nam tham gia mô hình thu gom rác thải bảo vệ môi trường
- "Chạy vì Rùa”: Chung tay bảo vệ những loài nguy cấp, quý, hiếm
- Phát huy tinh thần tiên phong của thanh niên trong bảo vệ môi trường
- Tiếp nhận 3.000 cây dừa giống phủ xanh quần đảo Trường Sa do thị xã Hoài Nhơn (Bình Định) trao tặng
- Những mô hình hiệu quả bảo vệ môi trường sống tại thành phố Hồ Chí Minh
- Thúc đẩy vai trò của thanh niên trong truyền thông môi trường
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.