»

Thứ năm, 21/11/2024, 19:52:41 PM (GMT+7)

Thận trọng với thuốc tránh thai 5 ngày không "dính"

(10:23:56 AM 14/04/2014)
(Tin Môi Trường) - Thuốc tránh thai khẩn cấp Ella được chỉ định bán nếu có đơn của bác sỹ. Thế nhưng loại thuốc này hiện đang được bán tràn lan, bất chấp những nguy hiểm có thể mang lại cho người sử dụng.

Ella được chỉ định là bán theo đơn của bác sỹ



Không “dính bầu” sau 5 ngày quan hệ


Quan hệ nam nữ mà không dùng bất kỳ biện pháp tránh thai nào, các “sự cố” sau khi giao hợp hoặc người phụ nữ nghi ngờ phương pháp tránh thai của mình thất bại sẽ khiến nhiều cặp đôi hoang mang. Để “chắc ăn”, các loại thuốc tránh thai khẩn cấp được nhiều người coi là “thần dược” tránh được việc mang bầu khi cả hai chưa sẵn sàng.

Thị trường thuốc tránh thai khẩn cấp vô cùng nhộn nhịp bởi đây cũng là mặt hàng bán khá chạy của các cửa hiệu thuốc. Các cửa hàng thuốc không nơi đâu thiếu mặt hàng “nóng” này. Chỉ cần tạt vào bất cứ hiệu thuốc nào, khách hàng đã có thể sở hữu ngay một loại thuốc có công dụng ngừa thai sau 72h quan hệ. Plan B One-Step, Next Choice, Postinor là những viên tránh thai khẩn cấp được bán phổ biến nhất hiện nay bởi không cần kê đơn và giá thành phải chăng.

Tuy nhiên, các loại như Plan B One-Step, Next Choice chỉ có công dụng trong 72h nên với các chị em đã để thời gian sau quan hệ vượt ngưỡng thời gian ấy buộc phải tìm đến một loại thuốc tránh thai khẩn cấp khác có thời gian phòng ngừa cao hơn. Ella chính là một sự lựa chọn bởi có thể sử dụng trong vòng 120 giờ (5 ngày) sau khi giao hợp mà không bị “dính bầu”.

Thực tế, thuốc tránh thai khẩn cấp Ella được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa kỳ (FDA) thông qua vào năm 2010, có thể bảo vệ người phụ nữ khỏi nguy cơ mang thai trong vòng 5 ngày sau khi quan hệ tình dục (QHTD) không phòng bị. Cũng giống như các dược phẩm tránh thai tương tự, trong khi thử nghiệm người ta nhận thấy Ella cũng gây ra một vài tác dụng phụ như: nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, đau bụng khi hành kinh. Với tác dụng lâu hơn so với các loại thuốc tránh thai khẩn cấp trong vòng 72h khác nên Ella được coi là viên thuốc “chữa cháy”, gỡ thế bí của nhiều người.

Bán “vô tư” không cần đơn thuốc


Mặc dù được chỉ định là bán theo đơn, có chỉ định của bác sỹ nhưng thực tế viên thuốc nóng này đang có mặt ở nhiều hiệu thuốc, đặc biệt là các quầy thuốc gần bệnh viện. Tại các quầy thuốc ở dốc Phụ Sản, gần Bệnh viện Phụ sản HN, chỉ cần hỏi mua, không cần xuất trình đơn thuốc là người bán sẽ sẵn sàng lấy cho khách hàng loại thuốc này mà không hỏi thêm bất kỳ thông tin gì, không yêu cầu khách hàng trình đơn thuốc. Thậm chí, ở một số hiệu thuốc khác, khi PV chưa hỏi về sản phẩm này, chỉ tìm cách nói khó với cửa hàng thuốc về tình trạng của mình như đang nuôi con nhỏ, đã quan hệ 4 ngày nhưng vẫn muốn ngừa thai bằng thuốc, nhân viên bán hàng còn chủ động giới thiệu về loại thuốc “đắt xắt ra miếng” Ella này với lời đảm bảo chắc chắn không bị dính bầu.

Theo khảo sát, một hộp Ella 1 vỉ 1 viên đang được bán với mức giá khoảng 150.000 đồng/hộp, giá khá cao so với các loại tránh thai khẩn cấp tác dụng trong 72h (chỉ từ 30.000 – 35.000 đồng/hộp). Tuy nhiên, vì có tác dụng lâu nên nó vẫn là sự lựa chọn tối ưu, tiện lợi. Cũng vì tâm lý e ngại nên hầu hết sau khi mua dù dòng chữ “thuốc bán theo đơn bác sỹ” in ở bao bì hộp đập ngay vào mắt  thì cũng rất ít khách hàng nán lại để hỏi thêm dược sỹ về cách sử dụng của thuốc, nó khác biệt thế nào so với các viên tránh thai khẩn cấp 72h.



Trong tờ giới thiệu và hướng dẫn sử dụng về thuốc Ella cũng đều nhấn mạnh là bán theo đơn hoặc hỏi ý kiến bác sỹ
 


Theo Thông tư Số: 08/2009/TT-BYT của Bộ Y tế về việc Ban hành Danh mục thuốc không kê đơn, trong phần giải thích từ ngữ có nêu rõ “Thuốc kê đơn” là thuốc nếu sử dụng không theo đúng chỉ định của người kê đơn thì có thể nguy hiểm tới tính mạng, sức khoẻ; khi cấp phát, bán lẻ, sử dụng cho bệnh nhân ngoại trú phải theo đơn thuốc. Ella cũng là một loại thuốc kê đơn được khuyến cáo không dùng trong trường hợp mang thai hoặc nghi ngờ có thai nhưng với tình trạng người mua vô tư mua, người bán thoải mái bán mà không cần đơn thuốc, toa thuốc của bác sỹ thì thật khó để biết sẽ dẫn tới những hậu quả thế nào.

Theo Bác sỹ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung, đến nay chưa có kết luận chính thức nào về việc lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp có thể gây vô sinh nhưng nếu lạm dụng, dùng quá liều thì thuốc sẽ làm niêm mạc tử cung bị teo lại, niêm mạc mỏng khiến trứng không làm tổ được. Đặc biệt, khách hàng không nên tùy tiện mua các loại thuốc tránh thai khẩn cấp có kê đơn, vì việc sử dụng chúng không theo chỉ định của bác sỹ sẽ gây ra những tác động khó lường tới sức khỏe sinh sản sau này.

Lam Phong- vietQ
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Thận trọng với thuốc tránh thai 5 ngày không "dính"

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
Tin Môi Trường
 Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).

VACNE 30 năm
 Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?

Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?

(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI