Sống khỏe » Tình dục - Giới tính
Tại sao vẫn chưa có viagra cho nữ trên thị trường?
(13:06:42 PM 11/06/2015)Viagra cho nữ giới. Ảnh: Live Science
Tuy một số tổ chức nữ quyền cho rằng vấn đề phân biệt giới tính khiến flibanserin chậm được công nhận nhưng TS Mary Jane Minkin, GS sản và phụ khoa lâm sàng tại ĐH Yale cùng TS Elizabeth Kavaler, chuyên gia niệu học tại BV Lenox Hill thuộc ĐH New York đều cho rằng an toàn mới là vấn đề quan trọng.
Nhóm bênh vực phụ nữ cho rằng có ít nhất 26 loại thuốc được lưu hành trên thị trường để chữa rối loạn chức năng tình dục ở nam giới nhưng không có một loại thuốc nào được chấp thuận cho phụ nữ được dùng. Phải chăng FDA không xem nhu cầu tính dục ở phụ nữ là cần thiết và quan trọng như ở đàn ông?
TS Minkin giải thích rằng Flibanserin nhắm vào ước muốn tính dục - vốn phức tạp hơn nhiều so với chỉ tập trung vào cơ chế thực hiện hành vi tính dục như thuốc ở nam giới. Mặt khác, giới khoa học vẫn chưa xác định rõ nhu cầu tình dục thấp đến mức độ nào thì bị xem là rối loạn trong rối loạn giảm ham muốn tình dục (HSDD). Thực ra, theo bà Minkin, tuy có nhiều nhãn hiệu thuốc nhưng chỉ có một vài hoạt tính trong các loại thuốc dành cho đàn ông.
Thêm vào đó, hiện cũng có một số dạng thuốc đang ở giai đoạn cuối trong những thử nghiệm lâm sàng dành cho phụ nữ như Libridos và Librido do công ty Emotional Brain bào chế. Thuốc này có thành phần chủ yếu gồm hornome sinh dục nam testosterone cộng với sildenafil - hoạt chất của viagra. Hoặc loại thuốc khác là BuSpar giúp giảm lo lắng - vốn có thể là yếu tố làm giảm ham muốn tình dục.
Flibanserin có khả năng tăng ham muốn tình dục bằng cách thay đổi mức độ các hóa chất ở não như dopamin và seretonin - những chất liên quan đến cảm giác ham muốn, động viên, kích thích ngon miệng, tình trạng bão hòa.
Tuy nhiên, TS Minkin lưu ý đây không phải là viên thuốc thần kỳ, những phụ nữ tiền mãn kinh đã dùng thuốc cho thấy, bình quân họ đạt được ít nhất một lần có thêm khoái cảm tình dục trong tháng nhưng một số người cho biết bị tác dụng phụ như buồn nôn, hoa mắt, buồn ngủ.
Và không giống như viagra - vốn chỉ dùng khi có ý muốn quan hệ tình dục - flibansirin phải được dùng hằng ngày, dấy lên mối lo ngại về phản ứng phụ về lâu dài, theo một bức thư chung của vài tổ chức bảo vệ sức khỏe phụ nữ gửi cho FDA hồi tháng 4.
Một vấn đề khác, theo TS Kavaler là có cách thức nào để thầy thuốc có thể nhận thấy rõ đâu là mức độ ham muốn bình thường hoặc cần phải dùng thuốc hay không. Và nếu không có chuẩn đo lường cụ thể về hiệu quả của thuốc thì FDA chỉ nên căn cứ vào tiêu chẩn an toàn để quyết định cho lưu hành.
Bà Kavaler tự hỏi: “Làm thế nào để khiến một người có ham muốn tình dục? Làm thế nào để khiến một người muốn đi làm vào buổi sáng? Tôi không biết cách nào thuốc có thể làm được điều đó, bởi vì ham muốn có nhiều khía cạnh chi phối”.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- "Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
- Kiểu ăn giúp quý cô "tăng ham muốn 300%"
- Cà phê có thực sự giúp đàn ông “lên đời” sinh lý?
- Phát hiện “thần dược” cho quý ông từ cây mọc hoang ở Việt Nam
- Chưa 40 tuổi đã "trục trặc", quý ông coi chừng lý do bất ngờ này
- Quý ông làm điều này 3 lần/tuần, tác dụng như dùng Viagra
- Ăn uống theo kiểu này, quý ông “khỏe” bất ngờ
- Lý do lớn nhất khiến quý ông "yếu" đi nhanh chóng
- Ăn lòng trắng trứng có tăng cường sinh lý?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
(Tin Môi Trường) - Chế độ ăn tốt giúp sống lâu và khỏe mạnh là chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, các loại hạt và các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt.
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.