»

Thứ ba, 05/11/2024, 05:27:58 AM (GMT+7)

Sữa ong chúa gây phát dục sớm

(19:33:10 PM 23/04/2012)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)-Thấy sữa ong chúa bổ và ít nên người ta phong cho nó chữa được đủ loại bệnh: Từ làm đẹp da, chữa nám, da nhăn nheo, da bị mụn, đến ung thư, tiểu đường, liệt dương, vô sinh... Nhưng thực tế, sử dụng sữa ong chúa còn có thể bị ngộ độc và tử vong.

 

 
Không nên dùng sữa ong chúa cho trẻ dưới 13 tuổi
 
 
ThS. Võ Tường Kha, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Thể thao, chuyên gia về Đông y cho biết, ong không có sữa. Sữa ong chúa là một chất lỏng như sữa do những hạch đặc biệt ở họng của ong thợ đi hút nhụy hoa rồi nhào trộn với mật ong và một vài enzym thành dịch để nuôi ong chúa. Do đó, phải gọi là sữa nuôi ong chúa mới chính xác. Dịch này y học cổ truyền gọi là “phong nhũ tinh”, màu ngà, trong suốt, vị hơi chua.
  
Sữa ong chúa có nhiều chất dinh dưỡng như đạm, đường, chất béo, các vitamin A nhóm B, axit folic và một số enzym, các nguyên tố vi lượng nên thích hợp dùng để bồi bổ cho người suy nhược cơ thể, suy giảm miễn dịch, người già... Việc quảng cáo sữa ong chúa chữa bách bệnh: Từ mất ngủ kinh niên, yếu sinh lý, tiểu đường, cao huyết áp, liệt dương, nhiễm trùng, yếu thận, tim, não, ung thư, dị ứng, viêm gan... đặc biệt tăng cường khả năng sinh lý cho quý ông... là không đúng.
 
Do sữa ong chúa là thực phẩm nuôi ong chúa nên có người cho rằng sữa ong chúa có tác dụng thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát dục của cơ thể. Nhưng theo TS Nguyễn Hữu Đức, Trường Đại học Y dược TPHCM, cho đến nay, vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào nói lên công dụng này.
 
Lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông y Việt Nam cho biết, thấy sữa ong chúa bổ, nhiều chị em truyền tai nhau dùng khi mang thai, dùng cho trẻ nhỏ để giúp nâng cao thể lực và trí tuệ. Tuy nhiên, không nên dùng sữa ong chúa cho trẻ dưới 13 tuổi vì quá trình phát triển của trẻ sẽ nhanh hơn, khiến trẻ phát dục sớm, ảnh hưởng đến tâm sinh lý sau này.
 
Phụ nữ có thai, đang cho con bú hoặc trong thời kỳ “đèn đỏ” tuyệt đối không nên sử dụng sữa ong chúa (trừ trường hợp đặc biệt cần có sự chỉ dẫn của bác sĩ) bởi dễ gây hại cho con. Vì sữa ong chúa chứa nhiều hoạt chất sinh học, có thể gây phản ứng với người không quen sử dụng, đặc biệt là phụ nữ có thai gây bất lợi cho thai nhi và trẻ nhỏ. Người thường xuyên bị tụt huyết áp thì không nên dùng sữa ong chúa.
 
ThS Nguyễn Thị Hà, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cảnh báo, mật ong hoặc sữa ong chúa có thể gây ra dị ứng như nổi mẩn trên da, hen, khó thở, viêm xuất huyết dạ dày hoặc sốc phản vệ, đôi khi gây tử vong. Nguyên nhân là ong lấy phấn từ nhiều loại hoa khác nhau và nhiều người có thể đã bị dị ứng với loại phấn hoa này. Do đó, không nên dùng khi bị bệnh hen suyễn để tránh bệnh trầm trọng hơn.
Nhật Hà (KH&ĐS)
Từ khóa liên quan: Sữa ong chúa, gây, phát dục sớm
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Sữa ong chúa gây phát dục sớm

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Vinamilk trao tặng gần 20.000 hộp sữa cho trẻ em nhân ngày hội tựu trường

Vinamilk trao tặng gần 20.000 hộp sữa cho trẻ em nhân ngày hội tựu trường

(Tin Môi Trường) - Trong không khí “Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường” – 5/9/2024, Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã phối hợp với Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam (Quỹ BTTEVN) tổ chức trao tặng gần 200.000 hộp sữa tươi đến với các em học sinh theo kế hoạch năm 2024 của chương trình Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam. Dịp này, một buổi lễ khai giảng đặc biệt đã được tổ chức cho các học sinh tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre như một món quà ý nghĩa đón các em đến trường đầu năm học mới.

Tin Môi Trường
 Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).

VACNE 30 năm
 Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?

Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?

(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI