Sống khỏe » Tình dục - Giới tính
Thứ bảy, 22/02/2025, 07:51:08 AM (GMT+7)
Sốt xuất huyết có thể lây qua đường tình dục?
(10:03:41 AM 09/05/2018)(Tin Môi Trường) - Các nhà khoa học vừa phát hiện virus gây bệnh sốt xuất huyết dengue trong tinh dịch của một bệnh nhân nam, cho thấy khả năng bệnh sốt xuất huyết dengue có thể lây truyền qua đường tình dục như Zika.
>> Cựu thị trưởng Oakland Sheng Thao và ông David Dương có thể ngồi tù 35 năm >> Đổi nhựa lấy quà, và sau đó? >> Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu >> AstraZeneca thừa nhận vắc xin có thể gây cục máu đông, hàng triệu người Việt đã tiêm có đáng lo? >> Sáng kiến linh vật rồng có thể... ăn được
Muỗi vằn Aedes aegypti là trung gian chính truyền bệnh sốt xuất huyết dengue - Ảnh: Internet
Theo thông tin đăng trên tạp chí khoa học Eurosurveillance, bệnh nhân là người Ý hơn 50 tuổi, bị sốt xuất huyết sau chuyến du lịch tại Thái Lan vào đầu năm nay. Sau 9 ngày mắc bệnh, các bác sĩ của Viện Quốc gia về các bệnh truyền nhiễm (Rome - Ý) phát hiện có virus trong tinh dịch của ông.
Sau 23 ngày mắc bệnh, dấu vết của virus trong máu và nước tiểu của ông đã biến mất.
Tuy nhiên, virus vẫn còn trong tinh dịch của ông cho đến ngày thứ 37 và biến mất hoàn toàn khỏi cơ thể vào ngày thứ 55.
Việc phát hiện ra virus trong tinh dịch của bệnh nhân khiến các nhà nghiên cứu nghi ngờ khả năng bệnh sốt xuất huyết dengue có thể lan truyền qua đường tình dục như trường hợp đã xảy ra đối với virus Zika.
Từ trước đến nay, sự lan truyền của bệnh sốt xuất huyết dengue được ghi nhận là do muỗi mang mầm bệnh truyền sang người lành, một số ít trường hợp mắc bệnh do các quy trình y tế và truyền qua sữa mẹ ở trường hợp nuôi con bằng sữa mẹ.
Các nhà nghiên cứu khẳng định: "sự hiện diện bền bỉ của virus dengue ở cơ quan sinh dục nam giới là chưa từng được ghi nhận trước đây. Phát hiện của cho thấy khả năng virus dengue có thể lan truyền qua đường tình dục ở những vùng không có dịch".
Tuy nhiên, đến nay chưa có trường hợp nào được báo cáo là nhiễm sốt xuất huyết qua đường tình dục và các nghiên cứu thêm là cần thiết để khẳng định vấn đề.
Bệnh sốt xuất huyết dengue là bệnh do muỗi truyền, gồm muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus, trong đó muỗi Aedes aegypti là trung gian truyền bệnh chính. Muỗi đốt người mang mầm bệnh rồi sau đó đốt người lành thì có khả năng truyền virus cho người lành và làm phát tán bệnh sốt xuất huyết dengue trong cộng đồng.
Bệnh có bốn chủng huyết thanh, nên người bệnh có khả năng mắc sốt xuất huyết đến bốn lần trong đời, mỗi lần một chủng huyết thanh khác nhau.
Hiện tại, chưa có phương thức điều trị đặc hiệu cho bệnh sốt xuất huyết dengue, do đó biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết dengue chủ yếu là phòng tránh muỗi đốt.
Sốt xuất huyết dengue xảy ra ở các nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới. Ở Việt Nam, bệnh lưu hành rất phổ biến, ở cả miền Bắc, Trung, Nam và Tây Nguyên, kể cả ở thành thị và vùng nông thôn, xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa, nhất là vào các tháng 7, 8, 9, 10.
(Theo TTO)
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
-
Kiểu ăn giúp quý cô "tăng ham muốn 300%"
-
Cà phê có thực sự giúp đàn ông “lên đời” sinh lý?
-
Phát hiện “thần dược” cho quý ông từ cây mọc hoang ở Việt Nam
-
Chưa 40 tuổi đã "trục trặc", quý ông coi chừng lý do bất ngờ này
-
Quý ông làm điều này 3 lần/tuần, tác dụng như dùng Viagra
-
Ăn uống theo kiểu này, quý ông “khỏe” bất ngờ
-
Lý do lớn nhất khiến quý ông "yếu" đi nhanh chóng
-
Ăn lòng trắng trứng có tăng cường sinh lý?
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
(Tin Môi Trường) - Chế độ ăn tốt giúp sống lâu và khỏe mạnh là chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, các loại hạt và các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt.

Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).

Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.
.jpg)