»

Thứ bảy, 18/01/2025, 19:13:53 PM (GMT+7)

Nỗi lo bất đối xứng

(19:05:36 PM 21/10/2013)
(Tin Môi Trường) - Không ít phụ nữ lo lắng khi thấy “cô bé” của mình lâm vào tình trạng “bên trọng, bên khinh”. Phần hỏi đáp sau trên trang web Woman’s Day sẽ đề cập vấn đề này.

 

 

 

 Câu hỏi:

 

Một trong hai môi “cô bé” của tôi lớn hơn cái còn lại. Tôi lo chồng tương lai tôi sẽ nghĩ tôi xấu xí hay dị dạng. Làm sao tôi biết “cô bé” của mình có dáng vẻ bình thường hay không?

 

Trả lời:

 

“Cô bé” của mỗi phụ nữ là độc nhất vô nhị, và hầu hết đều ở trong tình trạng bất đối xứng. Các chuyên gia nghiên cứu đã khẳng định không có cái gọi là “âm hộ bình thường” hay “âm hộ bất bình thường”, vì thế điều tôi muốn nói ngay với bạn là không nên quá lo lắng về hình dạng “cô bé” của mình.

 

Như với phần lớn các bộ phận của cơ thể phụ nữ, tình trạng bất đối xứng phổ biến hơn là cả hai phía của cơ thể trông giống hệt nhau. Phần lớn phụ nữ nhận thấy một bên ngực to hơn bên còn lại hay một chân dài hơn một chút so với chân kia. Vì thế, theo quy luật, các môi của “cô bé” cũng không đều nhau. Điều quan trọng là người phụ nữ và cả đối tác của mình cần có “cái nhìn thực tế” về vấn đề này để tránh đưa ra những đánh giá sai lầm có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống gối chăn.

 

Tuy nhiên, nếu bạn thấy "cô bé" của mình thay đổi bất thường, chẳng hạn như xuất hiện khối u hay một sự thay đổi về màu sắc ở một hoặc cả hai bên môi, hãy đến gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân và tìm biện pháp xử lý.

THẢO QUÂN (báo PNO)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nỗi lo bất đối xứng

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
Tin Môi Trường
 Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).

VACNE 30 năm
 Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?

Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?

(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI