Sống khỏe » Tình dục - Giới tính
Những thủ phạm giấu mặt tiêu diệt “tinh binh”
(09:10:17 AM 05/06/2012)
Tinh hoàn của con người không thể hoạt động đúng chức năng nếu không được “mát mẻ hơn” những bộ phận khác của cơ thể. Theo Hal Danzer, chuyên gia sinh sản tại Los Angeles (Mỹ), nếu nhiệt độ của tinh hoàn tăng tới 36,7 độ C, quá trình sinh tinh sẽ ngưng lại.
Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng không dừng lại tại đó. Theo Paul Shin, chuyên gia tiết niệu tại Washington (Mỹ), về lâu dài, số lượng và khả năng di động của tinh trùng đều có thể bị giảm.
Laptop
Nghiên cứu của Đại học New York tại Stony Brook (Mỹ) cho thấy có sự tương quan trực tiếp giữa việc sử dụng máy tính xách tay không đúng cách (đặt lên đùi khi làm việc) và nhiệt độ tăng cao tới 35 độ C ở một số điểm tại phần bìu. Tình trạng này được ghi nhận là gây ra những tác động có hại cho quá trình sinh tinh.
Điện thoại di động
Tiến sĩ Shin cho biết: “Nghiên cứu năm 2008 cho thấy số lượng, khả năng di động và hình thái của tinh trùng giảm rõ rệt ở nam giới có tần suất sử dụng điện thoại di động cao nhất”. Theo Shin, người sử dụng nên nhét điện thoại vào cặp sách thay vì túi áo hoặc túi quần để hạn chế mức độ nhiễm xạ. Tuy nhiên, chuyên gia điều trị vô sinh tại San Francisco (Mỹ) Kurt Wharton cho rằng chỉ không nên để điện thoại di động vào túi quần phía trước còn mọi vị trí khác đều không vấn đề gì.
Hóa đơn thanh toán
Khoảng 40% số hóa đơn thanh toán in từ máy tính tiền trong siêu thị được phủ chất bisphenol A (BPA), một loại hóa chất gây rối loạn nội tiết, có liên quan tới một số các vấn đề về sinh sản và tim mạch. Nghiên cứu đăng trên chuyên san Fertility & Sterlity cho thấy số lượng và chất lượng tinh trùng giảm ở nam giới có hàm lượng BPA trong nước tiểu cao.
Để bảo vệ bản thân và bạn đời của mình, nên tránh sử dụng các loại đồ chơi tình dục làm từ nhựa vinyl. Đây là loại nhựa công nghiệp chứa chất hóa học làm mềm nhựa phthalate có liên quan tới các bệnh ung thư, dị ứng, vô sinh hoặc dị tật thai nhi.
Lớp chất hóa học chống dính sử dụng trong sản xuất các loại xoong nồi, chảo chống dính chứa axit perfluoroalkyl, được biết tới với tên gọi PFAA, gồm 2 loại chính là PFOA và PFOS. Nghiên cứu năm 2009 của Đan Mạch đăng trên chuyên san Environmental Health Perspectives cho thấy nam giới với hàm lượng PFOS và PFOA cao nhất chỉ có một nửa số tinh trùng là bình thường.
Dầu gội, sữa tắm
Ngoài đồ chơi tình dục, Phthalate còn ẩn chứa trong các loại xà phòng, dầu gội đầu, sữa tắm và thậm chí là rèm phòng tắm bằng nhựa vinyl. Sức nóng của vòi hoa sen sẽ tạo điều kiện cho các hóa chất này phát tán nhanh và dễ dàng hơn.
Mỹ phẩm/ Chất bảo quản thực phẩm
Paraben chứa rất nhiều trong các đồ mỹ phẩm, chất tẩy quần áo hoặc thậm chí đóng vai trò chất bảo quản trong đồ ăn chế biến sẵn bởi khả năng kháng khuẩn cao và khá rẻ. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy paraben có liên quan tới bệnh ung thư vú và những biến đổi bất thường về gene trong tinh trùng ở những con chuột đực trong thí nghiệm sau khi được cho ăn đồ có chứa hóa chất này.
Quần lót chật
Bạn có biết tại sao người Scotland rất tự hào về khả năng sinh sản của mình? “Đó là bởi họ mặc Kilt, một loại váy truyền thống cho đàn ông”, tiến sĩ Wharton cho biết, dù ông thừa nhận rằng sự khác biệt giữa 2 loại quần lót dáng cổ điển briefs và dáng thể thao boxers không đủ lớn để có thể thay đổi lượng tinh binh của nam giới.
Theo tiến sĩ Danzer: “Boxers hiệu quả hơn briefs với nam giới vốn đã có lượng tinh binh yếu nhưng lại có rất ít tác động với nam giới có lượng tinh binh đạt mức trung bình”. Tuy nhiên, không chỉ quần lót mà các loại quần bó như quần đua xe đạp nếu mặc lâu sẽ tạo môi trường không mấy dễ chịu cho quá trình sinh tinh.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- "Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
- Kiểu ăn giúp quý cô "tăng ham muốn 300%"
- Cà phê có thực sự giúp đàn ông “lên đời” sinh lý?
- Phát hiện “thần dược” cho quý ông từ cây mọc hoang ở Việt Nam
- Chưa 40 tuổi đã "trục trặc", quý ông coi chừng lý do bất ngờ này
- Quý ông làm điều này 3 lần/tuần, tác dụng như dùng Viagra
- Ăn uống theo kiểu này, quý ông “khỏe” bất ngờ
- Lý do lớn nhất khiến quý ông "yếu" đi nhanh chóng
- Ăn lòng trắng trứng có tăng cường sinh lý?
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Vinamilk trao tặng gần 20.000 hộp sữa cho trẻ em nhân ngày hội tựu trường
(Tin Môi Trường) - Trong không khí “Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường” – 5/9/2024, Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã phối hợp với Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam (Quỹ BTTEVN) tổ chức trao tặng gần 200.000 hộp sữa tươi đến với các em học sinh theo kế hoạch năm 2024 của chương trình Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam. Dịp này, một buổi lễ khai giảng đặc biệt đã được tổ chức cho các học sinh tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre như một món quà ý nghĩa đón các em đến trường đầu năm học mới.
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.